Thứ Năm, 29 tháng 7, 2010

Chùm ảnh: Cuộc rước của ngàn năm

Chùm ảnh: Cuộc rước của ngàn năm
27/07/2010 23:40 Trọng Hoàng - Cẩm Vân
Kích thước chữ:

Như tin đã đưa, sáng nay, 27/7/2010, long vị tám vị vua triều Lý cùng linh vị Quốc sư Vạn Hạnh và lịch đại Tổ sư đã được cung rước trang nghiêm và trọng thể từ đền Đô và chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh) về Hoàng thành Thăng Long.

Có lẽ, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một cuộc rước như vậy được tổ chức. Anh linh 8 vị vua Triều Lý lần đầu tiên chính thức trở lại nơi quen thuộc của 1000 năm trước. Trong ảnh là ông từ đền Đô đang chuẩn bị trao bài vị vua nhà Lý cho đoàn rước
Người dân hai bên đường
1001 kiểu tác nghiệp
Trước khi được rước về Hoàng thành, long vị của Đức vua Lý Thái Tổ được rước về chùa Tiêu Sơn để bái yết Quốc sư Vạn Hạnh - người đã nuôi dưỡng vào giáo dục nhà vua từ nhỏ, cũng là người đã định hướng cho việc dời đô về Thăng Long
Quãng đường rước từ Đền Đô - Chùa Tiêu Sơn - Hoàng thành khoảng hơn 40 km
Các thành viên Câu lạc bộ Mô tô Hà Nội đã tình nguyện tham gia đoàn rước với chức năng hộ tống và dẹp đường
Đoàn rước kéo dài khoảng hơn 1 km với gần 1000 người
Xe qua cầu Phủ Đổng
Đoàn rước qua ngã ba Cầu Chui
Đoàn rước qua cầu Chương Dương
Để có góc chụp, góc quay đẹp không hề đơn giản
Xe vào trung tâm Hà Nội. Đoàn rước qua các con phố lớn của nội thành như Nguyễn Văn Cừ, Trần Quang Khải, Tràng Tiền, Tràng Thi, Điện Biên Phủ, Nguyễn Tri Phương
Thanh niên Việt Kiều
Đánh dấu lên: del.icio.us Digg

Gần 10.000 người dự khai mạc Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (cập nhật ảnh)

Gần 10.000 người dự khai mạc Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (cập nhật ảnh)
28/07/2010 12:04 Xuân Loan - Cẩm Vân - Trọng Hoàng - Huệ Minh - Bằng Lam
Kích thước chữ:

Sáng nay, 28/7/2010 (nhằm ngày 17/6/ Canh Dần) tại Quảng trường Đoan môn trong Hoàng Thành Thăng Long lịch sử, trong không gian mênh mông được thiết kế trang nghiêm đặc trưng của Phật giáo, Trung ương GHPGVN đã long trọng khai mạc Đại lễ Phật giáo chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội với sự tham dự của gần 10.000 Tăng Ni Phật tử.
Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã quang lâm chứng minh, chủ trì Đại lễ.
Chư Tôn đức cung nghênh Đức Pháp chủ quang lâm
Đồng tham dự còn có chư Tôn đức Hòa thượng Thường trực HĐCM: HT Thích Thanh Sam, HT Danh Nhưỡng, HT Thích Đức Nghiệp…; Chư Tôn đức Thường trực HĐTS: HT Thích Thanh Tứ, HT Thích Trí Quảng, HT Thích Thiện Nhơn, HT Dương Nhơn, HT Thích Giác Toàn, TT Thích Thanh Nhiễu, TT Thích Bảo Nghiêm, TT Thích Quảng Tùng, TT Thích Gia Quang, HT Thích Trí Tâm, HT Thích Thiện Duyên, TT Thích Thanh Duệ, ĐĐ Thích Tiến Đạt, ĐĐ Thích Đức Thiện, ĐĐ Thích Minh Tiến … cùng hơn 2.000 chư Tôn đức Tăng Ni từ khắp nơi trong nước và ngoài nước cùng vân tập.
Về phía khách mời có: Bà Trương Mỹ Hoa – Nguyên Phó Chủ tịch nước, ông Lê Bá Trình – Phó Chủ tịch UBTWMTTQVN, Ông Nguyễn Thanh Sơn – Thứ trưởng - Chủ nhiệm UB về người VN ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Ông Vũ Hồng Khanh – Phó chủ tịch UBND Tp. Hà Nội … cùng đông đảo đại diện Phật giáo 1 số nước; các Bộ, Ban ngành TW và Hà Nội; Đại diện các Đại sứ quán, Đoàn ngoại giao, các Tôn giáo bạn, các nhân sĩ trí thức, các nhà doanh nghiệp, các phóng viên báo chí, thông tấn. Đặc biệt có 150 đại biểu Việt kiều đồng tham dự.
Nguyên Tổng Bí thư BCHTW Đảng CSVN Đỗ Mười đã gửi lẵng hoa chúc mừng.
ĐĐ Thích Minh Tiến và BTV Đài THVN Quang Minh cùng dẫn chương trình Đại lễ.
Sau nghi thức cử quốc ca chào Quốc kỳ, cử Đạo ca chào Phật kỳ, niệm hồng danh Đức Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật và 1 phút nhập từ bi quán tưởng niệm chư vị tiền nhân hữu công đã khuất, ông Nguyễn Thanh Sơn đã có lời phát biểu chào mừng.
Tiếp theo, HT Thích Thiện Nhơn – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký TWGHPGVN đã tuyên đọc diễn văn Đại lễ Phật giáo chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
HT. Thích Thiện Nhơn tuyên đọc diễn văn khai mạc Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
Mục đích cao cả của Đại lễ được Diễn văn chỉ rõ: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng toàn thể các tầng lớp nhân dân có tín ngưỡng Phật giáo thuộc các dân tộc Việt Nam, hội tụ tại Hoàng Thành Thăng Long lịch sử để sửa soạn lễ nghi, cử hành Đại Lễ tri ân công đức các bậc tiền nhân đã có công lao to lớn trong công cuộc dựng nước và giữ nước trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, cầu nguyện quốc thái dân an hùng cường vững mạnh, thế giới hoà bình, người người an lạc”.
Nhắc lại quá khứ huy hoàng của thời đại Lý – Trần và vai trò của Phật giáo đương thời, diễn văn khẳng định: “Trong 216 năm triều Lý, 175 năm đời Trần, kinh đô Thăng Long rực rỡ huy hoàng tráng lệ, phong quang, no ấm, dân giàu, nước mạnh về mọi mặt: Văn hóa, kinh tế, chính trị, ngoại giao, quốc phòng được củng cố và có hướng phát triển về phía Nam và biển Đông. Với bối cảnh đất nước như trên, Phật giáo thời Lý, thời Trần được coi trọng như là tôn giáo của dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển đất nước Đại Việt quang vinh, huy hoàng dưới ánh sáng từ bi, trí tuệ, bình đẳng của giáo lý Phật Đà”.
Khẳng định sự gắn bó của Dân Tộc với Phật giáo như là 1 quy luật, diễn văn khái quát: “Bao thăng trầm của lịch sử, biết bao sự biến thiên của thời cuộc, của vận nước, nhưng đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam, Phật giáo Việt Nam luôn luôn là một, trong thế đứng vững vàng, an nguy có nhau, chung sức chung lòng, dựng nước và giữ nước, giữ gìn hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc.”
Với truyền thống từ bi, bình đẳng, vận dụng ở nước ta - một quốc gia có quá nhiều can qua, diễn văn bày tỏ khát vọng: “Với truyền thống hiếu hoà và giải thoát, lấy ân báo oán của giáo lý Đức Phật, với truyền thống bang giao hữu hảo, khép lại quá khứ đau thương, hướng tới tương lai tốt đẹp, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, giới Tăng Ni, Phật tử cả nước nhất tâm cầu nguyện siêu thoát đến tất cả các chân linh, chiến sỹ trận vong, đồng bào cơ cận, tử nạn, những quân nhân các nước đã từng tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam trước đây được siêu đăng nơi Phật quốc và cung tiễn chân linh quý vị được đoàn tụ về với gia đình nơi Quý Quốc”.
Tiếp theo, TT Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Trị sự THPG Hà Nội, Trưởng ban Tổ chức Đại lễ đã tuyên đọc Văn tưởng niệm Công trạng của Đức vua Lý Thái Tổ, các Quốc sư, Thiền sư nhân Đại lễ Phật giáo chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
TT. Thích Bảo Nghiêm tuyên đọc Văn tưởng niệm Công trạng của Đức vua Lý Thái Tổ, các Quốc sư, Thiền sư
Nhìn lại thời điểm lịch sử 1.000 năm trước, Văn tưởng niệm hồi cố: “Với tầm nhìn chiến lược và lâu dài, có liên quan đến điều kiện phát triển địa lý, văn hóa, xã hội, kinh tế, quốc phòng … cho nên, vua Lý Thái Tổ khi lên ngôi được 10 tháng, đến tháng 8 năm Canh Tuất (1010), Ngài quyết định dời đô về thành Đại La. Nội dung Chiếu Dời đô có đoạn: 'Thành Đại La ở vào nơi trung tâm của trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, tiện hướng nhìn sông tựa núi, địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Đại Việt ta, chỉ nơi đây là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời'”.

Văn ôn lại kinh nghiệm lịch sử thời Lý, như nhắn nhủ chúng ta hôm nay: “Bằng tinh thần từ bi, bình đẳng, khoan dung, độ lượng của Phật giáo, tam giáo hài hòa đồng hành phát triển, nên từ vua quan đến dân chúng đều đượm nhuần tư tưởng Phật giáo, là điều kiện phát triển và sinh hoạt xã hội theo định hướng chung của đạo Phật. Xã hội thời Lý, là xã hội thuần nhất, đạo đức, hướng thiện, ổn định và hòa bình thực sự có một không hai trong lịch sử Việt Nam và Phật giáo Việt Nam.”

Văn khẳng định vai trò lịch sử của các bậc Tổ sư: “Có được công cuộc cải cách, đổi mới và phát triển đất nước Đại Việt bấy giờ đạt đến đỉnh cao như thế phải nghĩ đến công đức của các vị Quốc sư là cố vấn của triều đình, đặc biệt là Thiền sư Vạn Hạnh.”
Văn điểm lại sự thăng tầm của lịch sử và khẳng định vị trí của Thăng long – Hà Nội: “Trải qua các triều đại Lý, Trần, hậu Lê, Tây Sơn, nhà Nguyễn, đến ngày nay, Thăng Long – Hà Nội, vẫn tiếp tục là nơi hội tụ và lan tỏa sức sống muôn đời của Tổ tiên, của các vị tiền bối hữu công đối với đất nước và dân tộc cũng như Phật giáo Việt Nam, trung tâm văn hóa của cả nước luôn luôn phát triển không ngừng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, lịch sử hồn thiêng sông núi oai hùng : 'Nhớ thuở mang gươm đi mở cõi. Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long'”.
Tiếp theo, Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, chư Tôn đức Hòa thượng Thường trực HĐCM, Đại diện chư Tôn đức Thường trực HĐTS, bà Trương Mỹ Hoa, ông Nguyễn Bá Trình, Ông Nguyễn Thanh Sơn, Ông Nguyễn Hồng Khanh … thay mặt toàn thể Đạo tràng đã làm lễ dâng hương bạch Phật, tưởng niệm Anh linh các Quốc vương, các bậc Danh tăng và các bậc tiền nhân hữu công đã khuất. HT Thích Trí Tâm – Trưởng ban nghi lễ Trung ương cử hành khóa lễ.
Chư Tôn đức và quan khách dâng hương tưởng niệm
ĐĐ Thích Tiến Đạt – Phó Ban tổ chức Đại lễ thừa ủy quyền của chư Tôn đức đã tuyên đọc Trạng văn cầu Quốc thái dân an.
Đại đức Thích Tiến Đạt tuyên đọc trạng văn cầu Quốc thái dân an
Cũng tại Đại lễ, TWGHPGVN đã trao tặng quà từ thiện trị giá hơn 1 tỷ đồng cho các đối tượng nan khó theo tinh thần từ bi bình đẳng của Đức Phật.
Nhân dịp này, đại diện Phật giáo Việt Nam và Nhật Bản đã trao tặng quà lưu niệm.
Đại lễ đã hồi hướng bế mạc thành tựu viên mãn trong tinh thần đại hoan hỉ, đại hòa hợp thắm tình đạo vị vào lúc 10 giờ 30 phút cùng ngày.
Các hoạt động của tuần lễ Phật giáo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội sẽ được tiếp diễn đến hết ngày 2/8/2010.
Phattuvietnam.net xin giới thiệu video (xin xem tại cột bên phải trang web) và hình ảnh của buổi lễ:
Tình nguyện viên hướng dẫn phía bên ngoài Hoàng Thành
Qua cổng an ninh
Phật tử dự lễ trong đàn Dược Sư
HT. Thích Thanh Tứ - Phó Chủ tịch HĐTS quang lâm đạo tràng dự Đại lễ
Đức Pháp chủ quang lâm trong sự cung nghênh của chư Tôn đức Tăng Ni
Chư Tôn đức niệm Phật cầu gia bị

Quan khách, đại biểu niệm Phật cầu gia bị
Đại đức Thích Minh Tiến, BTV Quang Minh dẫn chương trình
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự phát biểu khai mạc Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Hà Nội
TT. Thích Bảo Nghiêm - Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự THPG Hà Nội, Trưởng ban Trị sự THPG Hà Nội đọc Văn tưởng niệm công trạng của Đức vua Lý Thái Tổ, các vị Quốc sư, Thiền sư
Chư Tôn đức, quan khách dâng hương Tưởng niệm
Đại đức Thích Tiến Đạt tuyên đọc trạng văn cầu quốc thái dân an
Đánh dấu lên: del.icio.us Digg

Phản hồi (15 bài gửi):

Đạo Hạnh vào lúc 28/07/2010 12:44

Buổi lễ nhìn thấy thật trang nghiêm và hoành tráng.Tuy nhiên BTC nên sắp xếp một chổ thật trang trọng cho Trưởng Lão Hòa Thượng Pháp Chủ an tọa thì quá tuyệt vời. CẦU CHÚC ĐẠI VIÊN MÃN.


0

Quốc Quang vào lúc 28/07/2010 13:58

Rất hoan hỷ ! Kính tri ân các quý anh chị báo phattuvietnam.net đã đưa tin , hình ảnh nhanh chóng .


0

Nguyễn Dũng vào lúc 28/07/2010 14:45

Thành tâm cầu nguyện đại lễ thành công viên mãn.


0

THPGHD vào lúc 28/07/2010 15:25

PGVN ta có rất nhiều những pho tượng cổ: Tượng A Di Đà chùa Phật Tích, tượng Thiên thủ Quan Âm chùa Bút Tháp và còn rất nhiều. Phan phướn miền Bắc mà may ở Nam Định rất đẹp.... , nhưng chưa thấy thể hiện hoặc tạo dấu ấn ở đại lễ này.


0

Tô Quang Hà vào lúc 28/07/2010 15:45

Đúng là xưa nay ở Hà Nội chưa từng có buổi lễ Phật giáo nào đông vui như sáng nay. Mà có lẽ là phong trào Phật giáo ở Hà Nội nói riêng và ở miền Bắc nói chung như sóng xô, lớp sau cao hơn lớp trước, càng ngày càng phát triển với một tốc độ và sự trưởng thành thật đáng khâm phục.Chúc mừng đại lễ thành công!!!


0

khanh vào lúc 28/07/2010 16:31

Thanh tam cau nguyen cho DAI LE PHAT GIAO VIET NAM CHAO MUNG 1000 NAM THANG LONG HA NOI duoc thanh tuu that my man . nam mo vien man tang bo tat


0

Gã Cùng Tử vào lúc 28/07/2010 18:50

A Di Đà PhậtKính bạch Chư Tôn Đức. Kính thưa quý vị!Thật là một điều vô cùng hoan hỷ cho Phật giáo chúng ta được vinh dự tổ chức chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Hai ngày qua, theo sự đằng tải của các báo đài, Phật giáo đã có chương trình cung thỉnh Long Vị Thiền Sư Vạn Hạnh và vua Lý Thái Tổ từ Đền Đô, cung thỉnh xá lợi Phật an vị tại Hoàng Thành Thăng Long. Không khí thật trang nghiêm nhưng không thiếu phần tưng bừng của lễ hội. Sáng nay, lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội được trọng thể diễn ra tại nơi lịch sử này. Là thành viên của Phật giáo, có lẻ tất cả chúng ta rất hoan hỷ cho lễ này. Có lẻ Phật giáo được tổ chức trọng thể như vậy vì từ thời nhà Lý (1009-1229), Phật giáo là quốc giáo, vua Lý Thái Tổ lại là một Phật tử, thiền sư Vạn Hạnh lại là quốc sư… Những điều đó chứng tỏ rằng mạch Phật giáo đã chảy xuyên suốt từ trước đó và mãi về sau này tới ngày hôm nay. tổ chức lễ này cũng bao hàm ý nghĩa rằng Phật giáo đã gắng liền với lịch sử của Thăng Long – Hà Nội 1000 năm nay. Qua lễ kỷ niệm này, người Việt Nam sẽ có ấn tượng gì cho 1000 năm Phật giáo? Là một tôn giáo gắng liền với mạch lịch sử trải dài như thế, Phật giáo đã có rất nhiều sự phát triển về tổ chức, cở sở vật chất, nhân vật lịch sử… Quan sát lễ kỷ niệm, người viết chợt chạnh lòng nghĩ ngợi xa xăm. Liệu rằng ban tổ chức có một mộ hình nào đó để khái quát cho người dân việt biết về tổng thể của quá trình 1000 năm ấy của Phật giáo không? Gắn liền với Thăng Long – Hà Nội như thế, một lễ trong thể được chuẩn bị rất nhiều năm, liệu Phật giáo có chuẩn bị đầy đủ cho việc trưng bày ra 1000 năm ấy của Phật giáo không? 1000 năm ấy, Phật giáo đã làm được gì, có nhân vật lịch sử nào, công trình tiêu biểu nào, thành quả đóng góp xã hội gì…rất nhiều điều để biểu thị ra bằng hình ảnh. người viết không biết rằng, ban tổ chức có cuộc triển lãm với quy mô 1000 năm ấy không nhỉ? kỷ niệm 1000 năm mà không trưng bày ra được những điều đáng nói như thế, mà chỉ là những ngôn từ, diễn văn chung chung thì quả thật còn nhiều thiếu xót quá.


0

Gã Cùng Tử vào lúc 28/07/2010 18:58

Thật là tán thán sự thành công của lễ kỷ niệm. lễ rất hoành tráng, có cả Đức Pháp Chủ tham dự nữa. Vị trí của ngài là tối cao trong tổ chức Phật giáo, nhưng sao lại không có được một vị trí an toạ thật trân trọng cho một vị lãnh đạo như thế! Xem vesak ở Thái Lan, ai cũng thấy được vị Tăng Thống (vua sãi) Thái Lan ngồi ở vị trí rất trân trọng. Nếu BTC dành cho ngài vị trí riêng biệt và trân trọng như đúng danh xưng Đức Pháp Chủ thì hay biết mấy.


0

Chanh khai vào lúc 28/07/2010 19:27

Thật cảm động và hạnh phúc cho Phật giáo Hà Nội nói riêng và Phật giáo miền Bắc nói chung ngày càng khởi sắc.Đặc biệt các bạn trẻ Sài Thành được đóng góp tài năng và cùng tham dự Đại lễ.


0

Từ Bi vào lúc 29/07/2010 01:37

Đồng ý với gã Cùng Tử về việc tôn kính HT Pháp Chủ. Ngài vốn là một Nông Tăng chân chất, cái uy cái đức của Ngài chính là ở chỗ giản dị, bần hàn. Ai đặt đâu Ngài ngồi đó, không đòi hỏi, không tranh chấp. Chính đây là cái Đức kỳ vĩ nhất mà không phải một vị Tăng nào cũng có được, dù ở ngôi rất cao. Cũng chính vì vậy mà hàng lữ thứ cùng tử chúng ta dù có đi xa mấy cũng ngưỡng vọng về Ngài với lòng cung kính nhất. Hoặc có duyên được về Bắc Việt, nhất định phải về tổ đình chùa Ráng để được quỳ bên chân Ngài.Chúng con hướng vọng về Ngài.


0

Diệu Liên vào lúc 29/07/2010 09:46

PHật Giáo Việt NAm ơi thật là thắm tình dân tộc.Một đại lễ được Phật giáo tổ chức thật uy nghi và trang trọng.Con rất tiếc vì công việc không được dự đại lễ này nhưng tâm con luôn hướng về đại lẽ máy ngày hôm nay con cũng xin thành tâm cầu chúc cho Phật Pháp Việt NAm luôn cùng đồng hành cùng dân tộc cầu cho quốc thái cho muôm dân được an lạc, con xin cầu chúc các vị cao tăng pháp thể được khinh an để lãnh đạo cho Phật giáo VN được đời đời được bền vững.Thật hoan hỉ. Con cũng luôn mang tâm cầu an cho dân tộc, cầu siêu cho các anh linh . Nam Mô A Di Đà Phật.


0

Bao Hoang vào lúc 29/07/2010 10:08

Nam mô a-di-đà phậtThât là hoành tráng trang trọng, đúng là 1000 năm có một. Thật là xúc động khi được chiêm ngương dung nhan của các quý hòa thượng trưởng lão, quý thượng tọa từ trong nam ngoài bắc từ bắc tông đến nam tông thật là cơ duyên ngàn năm có một.


0

quang dieu huong vào lúc 29/07/2010 10:10

Mo phat ! that la hanh phucthay va ca dat nuoc vn ,co mot dai le that la trang nghiem vo cung !nhat la ngoai mien bac que huong con .


0

Thích Từ Huy vào lúc 29/07/2010 10:39

Việc Đức Pháp chủ quang lâm chứng minh và chủ trì Đại lễ đã là một điều hạnh phúc vô cùng cho hàng đệ tử chúng con rồi.Trong hàng ngũ Tăng già an tọa trên hàng ghế danh dự, Tăng tướng uy nghi, tịch mịch như núi của Ngài, lấy cái tĩnh để chế cái động! Có lẽ người thực tu thì ai cũng hiểu và tri ân điều đó!Còn việc cái ghế, cái bàn thì "bảo là to thì là to, bảo là nhỏ thì là nhỏ". Nhưng quả thực có thiếu sót! Chúng ta nên thành tâm sám hối!


0

Trần Thanh Tâm vào lúc 29/07/2010 17:58

Cám ơn Phattuvietnam.net đã có một bài tường thuật ảnh thật hoành tráng và rực rỡ tương xứng với tầm vóc của buổi Đại lễ nghìn năm mới có một lần này . Nhờ bài tường thuật với hơn 70 bức ảnh rất đẹp này của các bạn mà Phật tử và những người mến mộ Đạo Phật trên khắp thế giới như cảm thấy được nhìn tận mắt, được trực tiếp tham dự vào không khí thiêng liêng của lề hội lịch sử này giữa lòng Thủ đô ngàn năm tuổi . Tôi đã rưng rưng cảm động khi nhìn thấy hình ảnh Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ với dáng đi hơi chúc xuống của một người cao tuổi ngay ở bức ảnh đầu tiên. Ngay cả trong ảnh , trông Ngài vẫn có một cái gì đó thật giản dị và lầm lũi của một bậc Nông Tăng . Chỉ có động tác hai tay lần tràng hạt là vẫn thế , mọi lúc, mọi nơi ! Có lẽ cũng chính vì đức tính cao quí đó mà rất nhiều nhà khoa học không phải là Phật tử đã viết về Ngài với những tình cảm vô cùng trân trọng ! Tôi hoàn toàn chia xẻ và tán thành ý kiến của đọc giả Từ Bi. Tại sao BTC không bố trí một vị trí trang trọng nhất , tôn kính nhất giành riêng cho Đức Pháp chủ mà lại dẫn Ngài vào một hàng ghế đã có sắn người ngồi như thế ! Với một bậc cao tăng như Ngài thì chuyện cái ghế cái bàn là không quan trọng. Nhưng Đức Pháp chủ là biểu tượng của Phật giáo Việt Nam lúc này. Giá mà BTC làm được như thế thì buổi lễ sẽ chỉ càng thêm trang trọng hơn mà thôi ! Một lần nữa xin cám ơn BBT và kính chúc Đại lễ thành công viên mãn !


0
Gửi phản hồi của bạn

Tên bạn:

Địa chỉ email:

Đến từ Website/Blog:

Nội dung phản hồi:
Bộ gõ tiếng Việt Bật Tắt

function updateComments(){
commentParam = $('comment_form').serialize(true);
commentParam.template_output = 'box/comments_add';

var dump = $ ('comment_dump');
if (dump) dump.remove();

new Ajax.Updater('comment_form_holder', document.location.toString(), {
parameters: commentParam,
evalScripts: true,
insertion: 'before'
});
}
function changeInputType(state){
if (state.value == 'on'){
AVIMObj.setMethod(1);
}else{
AVIMObj.setMethod(-1);
}
}

function reportComment(id){
commentParam = {};
commentParam.action = 'comment';
commentParam.cmd = 'reportInappropriateContent';
commentParam.COMMENT_id = id;
commentParam.template_output = 'box/dump';

new Ajax.Updater('comment_report_' + id, 'http://phattuvietnam.net/index.php', {
parameters: commentParam
});
}
function voteComment(id, vote){
commentParam = {};
commentParam.action = 'comment';
commentParam.cmd = 'vote';
commentParam.COMMENT_id = id;
commentParam.COMMENT_vote = vote;
commentParam.template_output = 'box/dump';

new Ajax.Updater('comment_vote_' + id, 'http://phattuvietnam.net/index.php', {
parameters: commentParam
});
}

Các tin khác
Đak Nông : BTS PG tổ chức kỷ niệm 1000 năm TL - HN (28/07/2010 11:33)
Chùm ảnh: Cuộc rước của ngàn năm (27/07/2010 23:40)
Gia Lai: Đại lễ cầu siêu anh linh các anh hùng liệt sĩ (27/07/2010 23:04)
PG. TP.HCM tưởng niệm công trạng của vua Lý Thái Tổ (27/07/2010 22:56)
Đức Pháp chủ, Chủ tịch nước dâng hương tại Hoàng thành (27/07/2010 22:10)
Cung rước xá lợi Phật kính mừng Đại lễ PG kỷ niệm 1000 năm TL-HN (27/07/2010 21:18)
TT. Chân Quang thuyết giảng tại trường Hạ Phước Hưng (27/07/2010 14:33)
Video, ảnh: Cung nghinh long vị các vua triều Lý, linh vị lịch đại Tổ sư tại Hoàng Thành (27/07/2010 13:23)
Chùm ảnh: Phụng nghinh giác linh Thiền sư Vạn Hạnh và chư lịch đại Tổ sư (27/07/2010 13:09)
Bắc Ninh: Phụng nghinh long vị tám vị vua triều Lý (27/07/2010 12:39)
Gửi bài viết này cho bạn bè
function updateEmailToAFriend(){
if ($('email_to_a_friend_dump')){
$('email_to_a_friend_dump').remove();
}

emailParam = $('email_to_a_friend_form').serialize(true);
emailParam.template_output = 'box/email_to_a_friend';

$('send_email').disable();

new Ajax.Updater('email_to_afriend', 'http://phattuvietnam.net/index.php', {
parameters: emailParam,
evalScripts: true,
insertion: Insertion.Before,
onComplete: function () {
$('send_email').enable();
}
});
return false;
}

Đến:

Đồng gửi đến:

Email của bạn:

Lời nhắn:


Xem dưới dạng bản in
Xem dưới dạng thuần văn bản
Video
var s1 = new SWFObject("flash/mediaplayer.swf","mediaplayer","293","180","7");
s1.addParam("allowfullscreen","true");
s1.addVariable("width","293");
s1.addVariable("displayheight","180");
s1.addVariable("displaywidth","293");
s1.addVariable("autoscroll","true");
s1.addVariable('backcolor','0xEEEEEE');
s1.addVariable('frontcolor','0x333333');
s1.addVariable('lightcolor','0x333333');
s1.addVariable('screencolor','0x000000');
s1.addVariable("image","http://phattuvietnam.net/themes/default/img/Banner.jpg");
s1.addVariable("file","http://phattuvietnam.net/files/videos/phongsu/daile1000.flv");
s1.write("box_video_container");

$$(".desc").each( function(link) {
new Tooltip(link, {
mouseFollow: false
});
});

Đánh giá bài viết
5.00

var voteOprions = {
showNull:false,
startAt: 5,
voted: false,
callback : onVote,
sprite: 'http://phattuvietnam.net/themes/default/img/stars.gif'
}
if ($ ('stars')){
new Starry('stars', voteOprions);
}

function onVote (index) {
voteParam = {};
voteParam.action = 'article';
voteParam.cmd = 'vote';
voteParam.ARTICLE_id = 11183;
voteParam.ARTICLE_vote = index;
voteParam.template_output = 'box/article_vote';

new Ajax.Updater('box_article_rating', document.location.toString(), {
parameters: voteParam,
evalScripts: true,
insertion: Element.replace
});
}


Xem nhiều nhất
Email nhiều nhất
.most_popular2,
.most_popular4,
.most_popular6,
.most_popular8,
.most_popular10,
.most_popular12,
.most_popular14,
.most_popular16,
.most_popular18,
.most_popular20{background:#e3ecff;}


Chùm ảnh: 4000 đồng bào dân tộc Tây Nguyên quy y Tam Bảo 20/04/2009 21:34

Ấn tượng, hoành tráng xe hoa Phật đản tại Hà Nội 09/05/2009 13:47

Video: Người dân Sài Gòn tới chiêm bái pho tượng Phật ngọc 08/04/2009 22:25
VIDEO: Tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới tại Việt Nam 30/03/2009 23:06

Chùm ảnh : Đăng đàn chẩn tế cầu siêu cho sản nạn – thai nhi tại chùa Từ Quang 03/10/2009 23:33

Chùm ảnh: Bay cùng chuyên cơ chở Ngọc xá lợi Phật ra Hà Nội 06/06/2009 08:57

Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP.HCM chính thức tổ chức kỳ thi tuyển sinh khóa 8 26/07/2009 11:59

Chùm ảnh: Cung đón ngọc Xá lợi Phật tại sân bay Nội Bài 06/06/2009 13:05

Chủ tịch nước lễ Phật nhân Quốc khánh và Vu lan 02/09/2009 15:48

TP.HCM : Hàng ngàn người dân tiễn đưa NSND Phùng Há về nơi vĩnh hằng 10/07/2009 10:19
Đạo tràng Phật Quang miền Nam tập huấn tổ chức đạo tràng
Chùm ảnh : Tan hoang sau bão tại Quảng Ngãi
Tiền Giang: Đạo tràng Phật Hóa cầu siêu anh hùng liệt sĩ
BR-VT: Chùa Phật Quang long trọng tổ chức Phật đản
Hội từ thiện và tổng đạo tràng Phật Quang tổng kết Phật sự 2009
Chùm ảnh: không khí chuẩn bị Phật đản tại Tiền Giang
Hơn 7 ngàn người đã đến tôn vinh ngày Phật thành đạo tại chùa Phật Quang
Tiền Giang: Ra mắt Phân ban đặc trách Ni giới
Phú Thọ : TT Thích Chân Quang thuyết giảng tại Đền Hùng
Tiền Giang : Ban trị sự Phật giáo tỉnh tổng kết công tác Phật sự 2009
var most_popular_commented_tabs = new Control.Tabs('most_popular_commented_tabs');

Đánh giá cao nhất
Tưởng nhớ cố Đại lão Hòa thượng đệ nhị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - vị cao tăng suốt đời vì đạo, vì đời (27/06/2006 10:37)
Hình ảnh Tang lễ Đức Đệ nhị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Đại lão HT. Thích Tâm Tịch, phần hai (31/07/2006 10:44)
Hình ảnh Tang lễ Đức Đệ nhị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Đại lão HT. Thích Tâm Tịch, phần ba (31/07/2006 11:31)
Tinh thần xuất trần của đạo Phật (07/06/2007 09:58)
Long An: Đại hội đại biểu Phật giáo toàn tỉnh nhiệm kỳ VII (2007 - 2012) (23/07/2007 10:57)
Từ khóa trong bài
dai_le_pg_1000_nam (1)
Từ khóa phổ biến
cong-giao-doi-dat cung_nghênh_xá_lợi_phật dai_le_pg_1000_nam dai-hoi-pgvn-vi de-tam-phap-chu Đệ-nhất-pháp-chủ ngoại_cảm phat_dan_ha_noi phật_thành_Đạo phật-đản tết_nguyên_đán thich-tri-tinh thống_nhất_phật_giáo trai_thien_sinh_2010 truyền_hình_phật_giáo tượng-phật-ngọc vesak_2008 vesak_2010 video-thuyết-pháp vu_lan_báo_hiếu
Xem tất cả từ khóa »
-->

HTKH: "Phật giáo thời Lý với 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội"

HTKH: "Phật giáo thời Lý với 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội"HTKH: "Phật giáo thời Lý với 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội"
30/07/2010 00:09 Xuân Loan
Kích thước chữ:

Sáng 29-7-2010, Hội thảo khoa học "Phật giáo thời Lý với 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội" đã khai mạc tại Thiên đường Bảo Sơn - Hà Nội.
Đến dự có HT. Thích Thanh Sam - Phó Pháp chủ HĐCM; HT. Thích Đức Nghiệp - Phó Thư ký HĐCM; HT. Thích Thiện Nhơn - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS; HT. Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Kinh tế - Tài chính T.Ư; TT. Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch HĐTS; TT. Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Trị sự Thành hội PG Hà Nội; TT. Thích Gia Quang - Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng I TƯGH; TT. Thích Thanh Duệ - Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội; cùng chư tôn đức HĐTS TWGHPGVN , đại diện các BTS tỉnh thành hội Phật giáo trong cả nước.
Tới tham dự có GS. Vũ Khiêu; GS. Nguyễn Hồng Dương - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo; PGS TS Đặng Văn Bài , ông Nguyễn Trường Sơn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bảo Sơn; ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ… cùng khoảng 300 đại biểu, giáo sư, tiến sĩ, học giả, các nhà nghiên cứu Phật giáo.
Với tổng số gần 100 bài tham luận mà Ban Tổ chức nhận được từ các học giả, khẳng định sự quan tâm của các Giáo Sư ,tiến sĩ , nhà nghiên cứu, đối với Phật giáo rất sâu sắc, Hội thảo tập trung vào 4 Chủ đề:
- Phật giáo Đại Việt thời Lý - kế thừa, hội tụ và phát triển;
- Tinh hoa Phật giáo thời Lý qua các mặt văn hóa, chính trị và các nhân vật Phật giáo - Mối quan hệ Tam giáo trong thời Lý và bài học đối với thời đại Hồ Chí Minh ngày nay;
- Phát huy giá trị di sản văn hóa thời Lý ở Hà Nội và cả nước.
Hội thảo đã được nghe các bài tham luận của Chư tôn Đức GHPGVN ,HT Thích Đức Nghiệp với tham luận Kinh đô Thăng Long nhà Lý và Phật giáo, HT Thích Thiện Nhơn với tham luận Phật giáo thời Lý và 1000 năm Thăng Long -Hà Nội, TT Thích Quảng Tùng với tham luận Văn hóa thời Lý , TT Thích Gia Quang với tham luận Tinh hoa Phật giáo thời lý qua văn hóa chính trị và các nhân vật Phật giáo ,TT Thích Đồng Bổn với đề tài Đóng góp thêm các bản dịch mới về bài kệ của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, Cư sĩ Võ Văn tường giới thiệu ANBUM ảnh các ngôi chùa cổ thời Lý, Cư sĩ Quảng Chiêm giớ thiệu những nét phác thảo ban đầu về âm nhạc Phật giáo Việt nam và Hà Nội.
Đặc biệt có 2 vị học giả nước ngoài có tham luận được trình bày là Đại tăng chính Đại lão Hòa thượng Yoshimizu Daichi (Kiết Thùy Đại Trí) với chủ đề Cuộc đới và sự hoằng hóa của Pháp thiên thượng nhân và trào lưu của văn hóa Phật giáo của Vua Lý Công Uẩn và TS. Onishi Kazuhiko - Nhật tóm tắt tham luận Tam giáo thời Lý Việt nam qua lễ tết trung nguyên.
Hội thảo đã khẳng định: Phật giáo thời Lý mang những nét đặc sắc trong di sản văn hóa Việt Nam, và là một trong những nhân tố tinh thần quan trọng nhất của thời đại khai phóng và phát triển quốc gia Đại Việt độc lập.Phật giáo thời Lý cũng mở đầu cho quá trình xây dựng một nền Phật giáo Việt Nam đích thực, phát huy truyền thống của Phật giáo dân tộc truyền thống: nhập thế và lý tưởng Bồ Tát. Phật giáo thời Lý đã sản sinh ra những vĩ nhân, tiêu biểu là Đại sư Vạn Hạnh - kiến trúc sư của triều Lý và đức vua Lý Thái Tổ - người khai sáng Thăng Long - Hà Nội.Việc nghiên cứu và đánh giá đóng góp của Phật giáo thời Lý cũng khẳng định trí tuệ và tầm vóc của Việt Nam trong thời đại mới. Những thành tựu đó là tinh hoa của các bậc tiền nhân, làm phong phú cho truyền thống Thăng Long nghìn năm tuổi.
b

Đánh dấu lên: del.icio.us Digg