Hà Nội: Bế mạc Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội
(GNO-Hà Nội ): Sau 7 ngày sôi động, lưu lại nhiều dấu ấn sâu lắng, thiêng liêng của dân tộc, tối 2-8-2010, Lễ bế mạc Đại lễ Phật giáo và Chương trình kiều bào - Tuần lễ Văn hoá hướng về 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đã được tổ chức trang nghiêm, trọng thể tại Hoàng thành Thăng Long.
Tham dự buổi lễ có các vị đại diện Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc VN: bà Nguyễn Thị Doan - Phó Chủ tịch nước CHXHCNVN; ông Nguyễn Thanh Sơn - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài. Đoàn chèo Hà Nội biểu diễn Đại diện các đoàn ngoại giao, kiều bào Cổng thành Ngũ Long Môn – công trình kiến trúc duy nhất còn nguyên vẹn của Niệm Phật cầu gia bị Quang lâm chứng minh lễ bế mạc có chư tôn giáo phẩm: TT. Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch HĐTS; TT. Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Tổ chức Đại lễ PG kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; TT. Thích Quảng Tùng - Phó Chủ tịch HĐTS; TT. Thích Gia Quang - Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng I TƯGH. Đặc biệt có sự hiện diện của HT đại diện PG Nhật Bản, đông đảo Phát biểu tại Lễ bế mạc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn ghi nhận: Thủ đô của chúng ta vừa trải qua những ngày sôi động đầy ý nghĩa và bản sắc của Đại lễ Phật giáo và Chương trình kiều bào - Tuần văn hoá dân tộc kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Với sự quan tâm và tham gia của các vị lãnh đạo cấp cao của Nhà nước và GHPG, một đại lễ Phật giáo được tổ chức ngay tại Hoàng thành linh thiêng này đã lôi cuốn sự tham dự của đông đảo nhân dân và bạn bè quốc tế, góp phần vào việc quảng bá hình ảnh Thăng Long - Hà Nội. Ông Nguyễn Thanh Sơn cho biết: “Nhân danh Chủ tịch Ủy ban UNESCO Việt Nam, tôi xin trân trọng thông báo với các quý vị có mặt tại đây cùng đồng bào cả nước rằng, Hoàng thành Thăng Long đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) thông qua nghị quyết chính thức công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào lúc 15 giờ 30 phút ngày 31-7 theo giờ địa phương tại Brazil (tức 6 giờ 30 phút ngày 1-8-2010 giờ VN). Nghị quyết này được thông qua gần như ngay sau khi chúng ta vừa tổ chức xong Lễ hội hoa đăng “Dấu ấn Thăng Long” tại chính Hoàng thành Thăng Long và Cầu truyền hình “Hoà điệu văn hoá - khát vọng hoà bình” diễn ra tại chùa Trấn Quốc. Như vậy, sự kiện Tuần lễ Văn hoá Phật giáo và kiều bào hướng về Đại lễ 1.000 năm Thăng Long đã có tác động rất lớn tới sự bỏ phiếu của các thành viên UNESCO diễn ra tại Brazil”. TT. Thích Bảo Nghiêm báo cáo tổng kết Đại lễ Phật giáo Trong báo cáo kết quả của Đại lễ, TT. Thích Bảo Nghiêm nhận định: Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đã thành công viên mãn. Có thể nói đây là hoạt động lễ nghi tâm linh văn hoá truyền thống có quy mô không gian, thời gian lớn nhất từ trước đến nay được tổ chức tại Hà Nội. Chính vì vậy, những nội dung và chương trình của Đại lễ đã có sức hút to lớn đối với Tăng Ni, Phật tử Việt TT. Thích Gia Quang thay mặt Ban Tổ chức Đại lễ nhận tịnh tài Tăng sinh rước bài vị binh sĩ nước ngoài trận vong trong chiến tranh Việt Nam Đại sứ các nước chuẩn bị lên nhận bài vị vong linh các binh sĩ của quốc gia mình Trao bài vị cho đại sứ các nước. Một hình ảnh đậm chất nhân văn Đại sứ Phillippines với bài vị binh sĩ nước mình Đại sứ Thái Lan Đại sứ Pháp Thông qua chương tình Đại lễ, nhân dân thủ đô, nhân dân cả nước cũng như kiều bào ta ở nước ngoài đã gửi lòng tri ân các thế hệ đi trước có công xây dựng kinh đô Thăng Long qua các thời đại, tưởng nhớ và ghi nhận công lao của các anh hùng, liệt sĩ. Đặc biệt, trong buổi tối cuối cùng của Đại lễ này, hôm nay chúng ta trân trọng chia sẻ với bạn bè quốc tế, trước sự chứng kiến và tham gia của đoàn ngoại giao, sẽ diễn ra một cử chỉ đại nghĩa vô cùng nhân văn, hết lòng bác ái của dân tộc Việt Nam, nhân đạo vị tha sẵn sàng khép lại quá khứ, hướng tới tương lai. Trong những ngày qua, cùng với sự cầu siêu cho những người con của dân tộc đã ngã xuống vì nền độc lập tự do của đất nước, thì chúng ta cũng sử dụng nghi lễ truyền thống cầu siêu cho các vong linh quân nhân các nước đã ngã xuống trên đất nước chúng ta, cầu cho họ cũng được siêu thoát để trở về với quê hương. Sau nghi lễ này, chúng tôi xin mời đại diện các đại sứ quán liên quan lên nhận bài vị cầu siêu cho các công dân, quân nhân thuộc các quốc tịch khác nhau đã từng nằm lại Việt Nam để siêu thoát về nơi quê hương đất nước của mình. Chúng tôi mong rằng bạn bè quốc tế có mặt ở đây hôm nay sẽ hiểu rõ hơn tính nhân nghĩa của dân tộc VN, sự chân thành của nhân dân Việt Trước khi kết thúc lễ bế mạc, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn đã cùng chư tôn đức đại diện Trung ương GHPGVN: TT. Thích Thanh Nhiễu, TT. Thích Bảo Nghiêm, TT. Thích Quảng Tùng, TT. Thích Gia Quang lên trao các bài vị đến các đại sứ các nước. Đại sứ Hàn Quốc, Đại sứ Nga, GHPG Nhật Bản, Đại sứ New Zealand, Đại sứ Australia, Đại sứ Pháp, Đại sứ Philippines và Phó Đại sứ Thái Lan đã quang lâm lễ đài để nhận bài vị vong linh những quân nhân của nước mình để đem về nước hoặc thờ tại sứ quán của họ.
Hoàng thành Thăng Long (vừa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới) lung linh toả sáng trong đêm bế mạc Đại lễ Phật giáo
kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội
do ông Vũ Văn Tiến và Công ty bánh Bảo Ngọc cúng dàng
và tinh thần từ bi, bình đẳng của Phật giáo
Tin:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét