Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

GS Hà Đình Đức cũng có bức ảnh bóng người hiện ở Hồ Gươm

GS Hà Đình Đức cũng có bức ảnh bóng người hiện ở Hồ Gươm
(Phunutoday) - Xung quanh câu chuyện có hồn ma hiện lên trong ảnh của 2 cặp tình nhân chụp tại Hồ Gươm gây xôn xao trong dư luận những ngày qua, phóng viên Phunutoday đã trao đổi với các chuyên gia về ảnh kỹ thuật số và Phó giáo sư (PGS). TS. NGƯT Hà Đình Đức, người có thâm niên mấy chục năm nghiên cứu về Hồ Gươm, để có cái nhìn đa chiều về vấn đề nêu trên.

Đem tấm hình và đoạn clip đó đến hỏi một Chuyên gia làm ảnh rất lâu năm tại Hà Nội, anh Đào Đức Hiếu, Trung tâm ảnh kỹ thuật số khổ lớn Sao Việt cho biết: Việc ảnh chụp đó có hồn ma hay không thì không thể khẳng định được nhưng với tấm hình trên làm Photoshop làm quá đơn giản, không phải là người làm Photoshop chuyên nghiệp cũng có thể làm được. Việc ghép hình và làm nhòe như bóng ma là quá dễ.

Bức ảnh có
Bức ảnh có "bóng ma" xuất hiện đè lên hình ảnh 2 cặp tình nhân..

Nhìn vào bức hình từ clip đó tôi nghĩ, có thể có 2 trường hợp xảy ra, đó là bức hình bị ghép ảnh và có xử lý bằng Photoshop hoặc là khi đang chụp có người đi ngang qua bị lẫn vào.

Về kỹ thuật ghép ảnh rất nhanh và đơn giản, chỉ việc cắt lấy hình cần đè lên hình ghép sau đó chọn % độ nhòe sao cho tương thích. Có thể chọn 10%, 20%, 30% hoặc cao hơn, nhưng nếu muốn làm ảnh dạng mờ ảo như hồn ma thì càng để độ nhòe thấp nhìn càng mờ ảo như hồn ma hay nghe kể, để cao hơn thì nhìn rõ hơn. Để tạo độ bóng, bóng đổ thì chỉ cần tạo đường viền sau đó vào chức năng tạo bóng cho hình. Chỉ thực hiện các thao tác đơn giản đó là đã có một hình ghép mờ mờ ảo ảo như bóng ma.

Anh Hiếu giải thích trường hợp bức ảnh đang chụp bị một người đi ngang qua chèn vào giữa bức ảnh có thể là do kiểu thứ 2 bị người đi đường đi ngang qua chen vào nên họ mới chụp thêm kiểu thứ 3. Ở bức ảnh bị người đi đường chen vào, mặt của cô gái bị che nên họ dùng Photoshop ghép đầu cô gái vào hình bị lẫn người đi đường đó và làm hình người đàn bà đó nhòe đi thành “hồn ma”!

Theo nguyên lý máy chụp tự động sẽ chiếu độ sáng vào điểm chính giữa, khi người đàn bà đi qua điểm sáng chiếu ở chính giữa khuôn mặt người đàn bà đó. Nhìn vào độ sáng và bóng của hình thì có thể máy chụp đứng nên ánh sáng hơi chếch sang phải.

Anh Hiếu còn nhận xét thêm: “Những bức ảnh đó chụp vào ban đêm, ảnh mờ nên lại càng dễ để chỉnh sửa, xử lý qua Photoshop”. Và ngay lúc đó anh Hiếu cũng thực hiện luôn mấy kiểu ảnh ghép và tạo độ nhòe mờ ảo, ẩn hình người vào bụi tre, kéo hình đổ xiên... nhìn cũng rờn rợn như những câu chuyện kể ma ban đêm.

Anh Hiếu còn quả quyết rằng: “Nếu đưa cho tôi file ảnh gốc thì bằng các thông số kỹ thuật tôi có thể chỉ ra rõ ràng đâu là ảnh nguyên bản, đâu là ảnh đã xử lý qua photoshop!”.

PGS.TS Hà Đình Đức, người có thâm niên nghiên cứu về Hồ Gươm cũng có chung quan điểm với chuyên gia ảnh kỹ thuật số Đào Đức Hiếu. Theo PGS Hà Đình Đức thì clip Bóng ma xuất hiện ở Hồ Gươm thực hư như thế nào thì ông không thể khẳng định chính xác.

Tuy nhiên, giáo sư Đức cho rằng, Hồ Gươm là đất linh, là nơi khí thiêng hội tụ. Và, cũng chính tại đây, phó giáo sư đã tự chụp hoặc được bạn bè tặng những bức ảnh lạ lùng, khó tin. Những bức ảnh ấy cũng có nội dung tương tự như bức ảnh “hồn ma” trong clip đang gây xôn xao dư luận trên.

PGS Hà Đình Đức kể, trước đây phó giáo sư được ông Hoàng Hoa Mai- nguyên Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thanh Hóa tặng một bức vẽ chân dung vua Lê Lợi. Và đến dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội vừa qua, một vị khách ở Đà Nẵng ra thăm và dự Đại lễ đã chụp hình Tháp rùa Hồ Gươm bằng điện thoại.

Thế nhưng, bất ngờ, khi xem hình ấy, vị khách đó thấy trên bức hình có xuất hiện bóng người. Khi nhìn nghiêng còn thấy rõ người đó tóc búi cao, đầu đội khăn xếp, mặc áo màu đỏ. Biết PGS Hà Đình Đức là người gắn bó với Hồ Gươm nên người khách đó đã gửi hình tặng. Khi xem hình, PGS cũng giật mình bởi sự diệu kỳ đó. Càng ngạc nhiên hơn khi bóng người trong hình có vóc dáng giống y hệt bức chân dung Vua Lê Lợi mà họa sĩ Hoàng Hoa Mai đã tặng ông trước đó.

vua ly 443.jpg
Bức vẽ chân dung vua Lê Lợi do ông Hoàng Hoa Mai- nguyên Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thanh Hóa tặng PGS. Hà Đình Đức. (ảnh do PGS Hà Đình Đức cung cấp).
Ảnh chụp tháp rùa
Ảnh chụp Tháp Rùa nhìn thẳng phía bên trái bức ảnh thấy hình mờ đỏ rất giống với vua Lê Lợi ở bức vẽ chân dung phía trên.(Ảnh do PGS Hà Đình Đức cung cấp)

Cũng theo PGS Hà Đình Đức, việc chụp được ảnh hồn ma thì trên thế giới họ nói rất nhiều nhưng thật hay giả thì không thể khẳng định. Tuy nhiên, những hiện tượng mang yếu tố tâm linh như việc cụ rùa nổi ở Hồ Gươm đều gắn với một sự kiện như Đại hội Đảng, Việt Nam gia nhập WTO như một số báo đã đưa tin. Hiện tượng rồng về với cụ Lý thì cũng chưa ai thấy mà chỉ nhìn thấy những đám mây có hình hài con rồng, hình hài rùa ngậm gươm từ những đám mây...

Sau đó thì PGS Hà Đình Đức có sâu chuỗi lại các sự kiện lại thì thấy rằng Hồ Gươm là một khu vực địa linh. Nơi địa linh thì những chuyện khác thường cũng dễ xảy ra.

Tìm hiểu về những vụ chết đuối hay tự tử tại Hồ Gươm dẫn đến việc có “Oan hồn” hay “Bóng ma” mà bức ảnh trong clip đó nêu thì lại rất hiếm vì từ năm 2004 trở lại đây Hồ Gươm đã có một đội An ninh trật tự bảo vệ nên không có trường hợp nào chết tại đó.

Còn tìm hiểu về thời gian lâu hơn Giáo sư Hà Đình Đức cho rằng có thể có bởi cách đây 50 hoặc 60 năm Hồ Gươm rất sâu, người dân còn thi bơi chải trên mặt hồ. Tuy nhiên với “hồn ma” trong bức ảnh mà các nhân vật trong clip nói lại là một phụ nữ trung niên ăn mặc khá hiện đại nên chắc không thể là “hồn ma” từ những năm trước hiện về.

Như Phunutoday đã đưa tin một clip có nội dung bóng ma của một phụ nữ trung niên xuất hiện mờ ảo trong ảnh của 2 cặp tình nhân được đăng tải trên mạng khiến không ít người hoảng hồn.

2 đôi thanh niên nam nữ trong clip đó kể lại buổi dạo chơi hôm đó cũng khá muộn vào khoảng gần 11 giờ đêm, họ rủ nhau đi dạo quanh bờ Hồ, khi thấy cảnh đẹp ngẫu hứng nhờ một người khác bấm máy ghi lại khoảnh khắc yên tĩnh khi bờ Hồ về đêm giúp.

Sau khi nhận lại máy ảnh và bấm xem 3 bức hình vừa chụp, cả 4 người đó đều phát hoảng bởi trong ảnh xuất hiện một bóng người phụ nữ trung niên mờ mờ ảo ảo, mặt đằng đằng sát khí đè lên hình trông rất ma quái.

Hốt hoảng họ dừng cuộc chơi và trở về nhà trong tâm trạng hoang mang, sợ hãi. Cho rằng đó là bóng ma, oan hồn của một ai đó chết oan khuất chưa được siêu thoát nên nhóm thanh niên này đã quyết định đăng tải lên mạng để những người thân của họ sớm biết được để cầu mong cho vong hồn được siêu thoát.

* Thu Linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét