Chủ Nhật, 17 tháng 10, 2010

Chương trình "Hoa Ban Trắng" (HUST @ VACE : from 18/10/2010 to 15/10/2013)(1)

Chủ nhật, 17/10/2010 20:20 pm

Chia sẻ qua Chia sẻ bài viết này cho bạn bè trên Facebook Chia sẻ bài viết này cho bạn bè qua Yahoo Messenger
Thích: 0| 1 Lượt xe

Dr.Trần Mạnh Tiến at Phat diem-Ninh binh

photo

Dr.Trần Mạnh Tiến at Phat diem-Ninh binh

TS.Trần Mạnh Tiến trước Nhà thờ Phát diệm,Kim sơn,Ninh bình,trong chuyến du lịch Ninh bình của Khoa Công nghệ Hóa hoc-Đại học Bách khoa Hà nội.Chủ nhật 15/3/2008

Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2010

Ngoại giao sức mạnh không hiệu quả

Ngoại giao sức mạnh không hiệu quả

Chủ tịch ủy ban Nobel Hòa bình loan báo trao giải cho ông Lưu Hiểu Ba

Giải Nobel Hòa bình trao cho nhà bất đồng chính kiến bị tù, ông Lưu Hiểu Ba cho thấy chính sách ngoại giao dựa trên sức mạnh của Trung Quốc đã không hiệu quả và sẽ còn phải chịu sức ép mới.

Nhận định về giải thưởng cao quý trao cho cây bút Trung Quốc hiện ngồi tù, báo New York Times hôm nay 8/10 viết:

"Trao giải thưởng cho ông Lưu, Ủy ban Nobel Na Uy đã đập lại một cách không nhầm lẫn các lãnh đạo độc đoán tại Bắc Kinh vào đúng thời điểm chính quyền ngày càng không muốn dung túng bất đồng chính kiến từ trong nước."

Tờ báo này cũng ghi nhận "thái độ khó chịu lan rộng trên thế giới về chính sách ngoại giao nắm đấm đi cùng sức mạnh kinh tế đang lên của Trung Quốc."

Quyền lực cứng hay mềm?

Quan điểm và đường lối chung của Trung Quốc từ lâu nay bị cho là chỉ coi trọng các nước lớn, và dùng quyền lực áp đảo.

Điều này đã từng khiến Trung Quốc bị mất thế vì thiếu chuẩn bị.

Vụ Ngoại trưởng Dương Khiết Trì "bị bất ngờ" trước tuyên bố của bà Clinton về Biển Đông và thái độ của ASEAN về Biển Đông tại hội nghị Hà Nội tháng 712010 khiến có bình luận rằng nói ngành ngoại giao Trung Quốc bị một bàn thua.

Một bình luận viên của BBC Tiếng Trung tại London nói có các ý kiến ở Trung Quốc rằng vụ Hà Nội cho thấy giới ngoại giao và tình báo Trung Quốc đã không ghi nhận và báo cáo cho lãnh đạo của họ thấy một thay đổi rõ rệt trong thái độ về Biển Đông tại Việt Nam và ở Đông Nam Á.

Tuy nhiên, các kinh nghiệm lịch sử thời Liên Xô và ngay cả của Hoa Kỳ trước và sau vụ 9/11 cho thấy dù giới tình báo và ngoại giao có cung cấp thông tin, các nhà lãnh đạo hay có thói quen tự lọc tin tức theo quan điểm cố hữu của họ.

Ở đỉnh cao quyền lực, họ dễ nghĩ rằng các hội đàm cao cấp, các tuyến làm việc truyền thống là có hiệu quả nhất.

Chuyến thăm bất ngờ vừa qua của ông Ôn Gia Bảo sang Đức để bàn với Berlin về tỷ giá hối đoái đêm trước ngày họp với Brussels cũng nằm trong logic tương tự.

Nếu "chơi tay trên" được với Đức, nền kinh tế lớn nhất EU thì Trung Quốc sẽ có thế mạnh để không nhượng bộ các nước khác trong EU.

Nhưng về mặt ngoại giao, điều này đã gây phản cảm và có thể để lại hậu quả lâu dài vì EU có tinh thần tôn trọng tiếng nói của mọi quốc gia nhỏ, và không phải quốc gia nào cũng đồng ý với Đức.

Thái độ đe dọa, cảnh cáo Na Uy, quốc gia Bắc Âu chỉ có chưa đầy 5 triệu dân về giải Nobel cũng đem lại kết quả ngược lại cho Trung Quốc.

Trong cuốn sách sắp phát hành"The Future of Power", GS Joseph Nye từ ĐH Harvard nêu ý rằng sức mạnh của các chính phủ thời đại ngày nay dựa trên độ khả tín nhiều hơn là sự áp đảo về thông tin mà họ tung ra.

Trong bài trên New York Times hôm 5/10 ông cho rằng 'ngoại giao công dân' là điều khó cho các nền dân chủ nhưng còn khó hơn cho các thể chế độc đoán như Trung Quốc.

Lý do là quyền lực mềm đến từ xã hội, không phải từ chính phủ.

Vì thiếu quyền lực mềm nên hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc, hệ thống chính trị, sức mạnh kinh tế và thế lực quân sự gia tăng "vẫn tiếp tục ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của nước này ở nước ngoài".

Sẽ còn tranh cãi

Ông Lưu Hiểu Ba đang ngồi tù ở Trung Quốc

Dù "bị Trung Quốc cảnh cáo", Ủy ban Giải Nobel của Na Uy, cơ quan độc lập với chính phủ, đã không tỏ ra lo sợ trước sức ép từ Bắc Kinh.

Hiện chưa rõ Bắc Kinh sẽ thực hiện cảnh báo với Oslo là việc trao giải "sẽ phương hại đến quan hệ Trung Quốc - Na Uy" theo cách nào.

Nhưng ngay bây giờ, Trung Quốc đã rơi vào thế phải có thái độ trước các kêu gọi quốc tế để ông Lưu ra tù.

Chính phủ Pháp đã yêu cầu Trung Quốc thả ông Lưu để ông được đi nhận giải.

Từ Đài Loan, Dân Tiến Đảng thuộc phe đối lập thì ra thông cáo viết rằng:

"Chúng tôi đề nghị chính quyền Trung Quốc đáp ứng yêu cầu của cộng đồng quốc tế, thả ông Lưu và tôn trọng các quyền của ông để ông có thể tự nhận giải Nobel".

Trong lịch sử Đông Âu thời cộng sản, đã có những nhân vật như Boris Pasternak của Liên Xô vì sức ép của chính quyền đã từ chối và không đến Thuỵ Điển để nhận Nobel Văn chương năm 1958.

Tại Ba Lan thời cộng sản hậu kỳ, ông Lech Walesa cũng không dám sang Na Uy nhận Nobel Hòa bình năm 1983 vì sợ không được cho trở về nước.

Có vẻ như không ít tờ báo từ Âu sang Á đều chia sẻ cách nhìn về ông Lưu, một cách nhìn khác với chính quyền Trung Quốc.

Ngay cả từ một quốc gia châu Á có tiếng là kiểm soát báo chí như Singapore, tờ The Strait Times cũng viết về ông Lưu Hiểu Ba, 54 tuổi "là một ngôi sao vận động cho nhân quyền ở Trung Quốc".

Các báo mạng của Việt Nam cũng chạy tin này, tuy chậm hơn ở châu Âu.

Trang VnExpress lúc 17g48 viết: "Thông cáo của Ủy ban Nobel Hòa bình Na Uy cho biết, họ trao giải cho Lưu "vì cuộc đấu tranh trường kỳ bất bạo động nhằm đòi nhân quyền ở Trung Quốc".

Hiện Trung Quốc mới nhắc lại lời nói thông lệ rằng "trao giải cho ông Lưu là đi ngược lại nguyên tắc về giải Nobel".

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao TQ không nói rõ thế nào là điều "đi ngược nguyên tắc của giải Nobel".

Trong phát biểu với báo giới sáng nay, giờ Na Uy, ông Thorbjorn Jagland, chủ tịch Ủy ban Nobel nói rằng "di chúc của Alfred Nobel nói nhân quyền gắn liền với hòa bình và tình ái hữu giữa các dân tộc".

Ông Jagland cũng nói Ủy ban Nobel hy vọng Trung Quốc tham dự cuộc tranh luận về nhân quyền.

Nobel Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba

Nobel Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba

Ông Lưu Hiểu Ba giúp soạn thảo Hiến chương 08 kêu gọi dân chủ cho Trung Quốc

Giải Nobel Hòa bình năm 2010 được trao cho nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc đang ngồi tù, Lưu Hiểu Ba.

Trước đó, các phỏng đoán nêu ra rằng ông Lưu Hiểu Ba, nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc cùng một số nhà hoạt động nhân quyền Nga và Afghanistan được cho là ứng viên sáng giá nhất.

Ngoài ông Lưu, người ta kỳ vọng các nhân vật như bà Sima Samar, nhà hoạt động quyền phụ nữ của Afghanistan và nhà hoạt động nhân quyền Nga, bà Svetlana Gannushkina có nhiều khả năng được giải.

Người phụ nữ được giải Nobel Hòa bình gần đây nhất là bà Wangari Maathai của Kenya vào năm 2004.

Hãng thông tấn Na Uy, nước có Ủy ban trao giải Nobel Nhân quyền cũng nêu rằng cựu thủ tướng Đức Helmut Kohl có nhiều cơ hội nhận giải nhờ vai trò thống nhất hai nước Đức hồi 20 năm trước.

Cuối tháng Chín, Trung Quốc cảnh cáo ủy ban giải thưởng Nobel Hòa bình đừng trao giải cho nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba.

Bộ Ngoại giao nói việc trao giải cho ông sẽ đi ngược lại nguyên tắc của giải Nobel.

Ông Lưu đang thụ án tù vì kêu gọi dân chủ và đòi hỏi nhân quyền ở Trung Quốc.

Người phát ngôn ở Bắc Kinh nói với các phóng viên rằng ông Lưu Hiểu Ba ở tù vì ông vi phạm luật, và rằng trao giải Nobel Hòa bình sẽ gửi ra thông điệp sai trái.

Bà nói nó sẽ đi ngược lại mục tiêu của người sáng lập giải là thúc đẩy hòa bình giữa các dân tộc.

Ông Lưu đang chịu án 11 năm tù vì soạn thảo Hiến chương 08 kêu gọi dân chủ đa đảng và tôn trọng nhân quyền ở Trung Quốc.

Trong hơn hai thập niên, ông Lưu Hiểu Ba đã là người phát ngôn mạnh mẽ cho nhân quyền tại Trung Quốc.

Ủy ban Nobel

Hơn 100 học giả, luật sư và nhà vận động người Trung Quốc đã kêu gọi Ủy ban vinh danh ông trong năm nay. Cựu tổng thống Czech Vaclav Havel cũng ủng hộ.

Loan báo được chủ tịch Ủy ban Nobel tại Oslo, Thorbjørn Jagland, thông báo buổi sáng hôm nay, giờ Âu châu:

"Trong hơn hai thập niên, ông Lưu Hiểu Ba đã là người phát ngôn mạnh mẽ cho nhân quyền tại Trung Quốc. Ông đã tham gia các cuộc biểu tình Thiên An Môn năm 1989. Ông là tác giả hàng đầu của Hiến chương 08, công bố vào dịp kỷ niệm 60 năm Tuyên ngôn nhân quyền Liên Hiệp Quốc."

"Một năm sau, ông Lưu bị án tù 11 năm cộng thêm hai năm mất quyền chính trị vì chống lại quyền lực nhà nước. Ông Liu luôn nói rằng các mức án này vi phạm hiến pháp và nhân quyền căn bản của Trung Quốc. Qua bản án hà khắc dành cho ông, ông Lưu đã là biểu tượng tiêu biểu nhất cho cuộc đấu tranh vì nhân quyền ở Trung Quốc."

Bình luận

Phóng viên BBC tại Bắc Kinh, Martin Patience cho hay "giới dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc sẽ coi quyết định này là cú tấn công của Phương Tây vào Trung Quốc".

Anh cũng cho hay chính quyền Trung Quốc đã cảnh báo Ủy ban Hòa bình Na Uy rằng "Lưu Hiểu Ba không phải là một ứng viên xứng đáng."

"Chính quyền Trung Quốc gọi ông Lưu là một tên tội phạm."

Bình luận viên Trần Thời Vinh của BBC Tiếng Trung tại London thì nói:

"Ông bị tù và bị tước hết quyền công dân chỉ vì cùng soạn ra Hiến chương 08 về dân chủ hóa và nhân quyền tại Trung Quốc."

"Nhiều người Trung Quốc trong trái tim sẽ đón chào giải Nobel Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba vì dù mức sống lên cao nhưng các quyền như nhân quyền, quyền tự do chính trị bị bó hẹp."

"Người Trung Quốc cũng từ lâu nay đã hỏi vì sao chưa bao giờ một công dân nước Trung Quốc được giải Nobel, nay thì lần đầu tiên có công dân Trung Quốc được giải, dù không phải trong các lĩnh vực như khoa học nhưng vẫn là Nobel."

Các báo Phương Tây hôm nay trích lời vợ ông Lưu nói chồng bà "sẽ không sớm biết tin về giải Nobel cho ông vì ông không được dùng điện thoại trong tù".

Trong một cuộc phỏng vấn khác trước lúc trao giải với giả thiết Lưu Hiểu Ba là người được Nobel, Phelim Kline từ tổ chức nhân quyền Human Rights Watch giải thích tầm quan trọng

"Việc Lưu Hiểu Ba được giải Nobel Hòa bình vô cùng quan trọng vì hai lý do. Trước hết, ông là người đấu tranh không mệt mỏi để có thay đổi dân chủ bằng phương thức hòa bình."

"Lý do thứ hai, ông đã chịu trừng phạt vì niềm tin của mình. Ông bị nhiều năm tù, bị quản thúc, cải tạo. Chính phủ Trung Quốc cũng mở chiến dịch chống lại việc đề cử giải cho ông. Họ thậm chí đe dọa chính phủ Na Uy và Ủy ban Nobel."

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành tại quảng trường Ba Đình

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành tại quảng trường Ba Đình
08/10/2010 13:25

(TNO) Tối 7.10, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) đã diễn ra buổi tổng duyệt các màn diễu binh, diễu hành cho ngày 10.10.

Theo kịch bản, 17 khối bộ đội, công an, dân quân tự vệ và các lực lượng quần chúng đã tham gia lễ tổng duyệt.

Phần diễu hành chia làm 3 khối nhỏ gồm khối các cơ quan, đoàn thể của TP Hà Nội với xe rước rồng thời Lý, xe rước biểu trưng Hà Nội, xe rước bằng chứng nhận Hoàng Thành Thăng Long là Di sản văn hóa thế giới.

Tiếp theo là các khối diễu hành của các cơ quan, đoàn thể cả nước. Khối nghệ thuật đi sau cùng, biểu diễn các tiết mục nghệ thuật chào mừng.

Trong buổi tổng duyệt, mặc dù không có màn máy bay trực thăng mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc bay qua quảng trường, nhưng không khí vẫn rất sôi động. Tất cả đều sẵn sàng cho ngày tổng kết Đại lễ, cũng là ngày kỷ niệm 56 năm giải phóng thủ đô, sáng 10.10.

Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi tổng duyệt:


Ngọn đuốc tượng trưng cho hào khí Thăng Long - Hà Nội


Đi đầu là đoàn xe rước quốc huy Việt Nam


Ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh


Các chiên sĩ đi nghiêm qua quảng trường


Đoàn quân nhạc, với kèn đồng sáng choang


Khối hồng kỳ


Đoàn diễu hành của các nữ sĩ quan thông tin


Các chiến sĩ đặc công diễu hành trong quân phục đặc biệt


Lực lượng dân quân tự vệ tham gia diễu hành


Lực lượng vũ trang của đồng bào các dân tộc


Lực lượng tự vệ trong các nhà máy, xí nghiệp tham gia diễu hành


Xe diễu hành của Thanh niên Việt Nam


Thanh niên Hà Nội rước ảnh Bác Hồ


Khối diễu hành của phụ nữ Việt Nam với áo dài và nón lá


Đoàn diễu hành của các cơ quan báo chí


Khối doanh nhân với bức tượng Thánh Gióng, tượng trưng cho sự phát triển


Công chức viên chức Việt Nam với khẩu hiệu “Trung thành, sáng tạo, gương mẫu, tận tụy”


Màn múa cờ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch


Xe diễu hành của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài


Màn múa cờ và biểu diễn trống hội kết thúc cuộc tổng duyệt.

Lê Quân - Lưu Quang Phổ
(Thực hiện)

"Hoa Ban trắng" (HUST : from 9/10/2010 to 21/8/2013)(2)

Thứ bảy, 09/10/2010 06:06 am

Tưng bừng lễ hội đường phố mừng Đại lễ
08/10/2010 22:02

(TNO) Nằm trong chương trình Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, tối 8.10, T.Ư Đoàn và Thành đoàn Hà Nội đã tổ chức lễ hội đường phố mang tên “Tuổi trẻ thăng hoa cùng đất nước”.

>> Chào Thăng Long ngàn năm tỏa sáng
>> Triển lãm 600 hình ảnh, hiện vật về thế hệ trẻ Việt Nam
>> Tổng duyệt diễu binh, diễu hành tại quảng trường Ba Đình

Tham dự chương trình có bà Hà Thị Khiết, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng ban dân vận T.Ư; ông Vũ Trọng Kim, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng đại biểu các bộ ngành, TP Hà Nội, các đoàn đại biểu thanh niên khối ASEAN + 3, gồm các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Chương trình được tổ chức tại quảng trường Ngân hàng nhà nước và quanh hồ Hoàn Kiếm, do Nghệ sĩ nhân dân Phạm Thị Thành làm đạo diễn, với sự tham gia của hơn 10.000 đoàn viên thanh niên và các nghệ sĩ, diễn viên các đoàn nghệ thuật khắp ba miền cũng như đông đảo bạn bè quốc tế.

Thay mặt Ban chấp hành T.Ư Đoàn, anh Võ Văn Thưởng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn đã châm ngọn đuốc truyền thống của tuổi trẻ Việt Nam và khai mạc đêm hội. Tiếp theo là một chương trình biểu diễn nghệ thuật và giao lưu văn hóa hoành tráng với các màn biểu diễn nghệ thuật và diễu hành trên các đường phố.


Anh Võ Văn Thưởng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn thắp đuốc truyền thống


Sinh viên Học viện Ngân hàng trình diễn thể dục nhịp điệu


Ca sĩ Đan Trường trong ca khúc Dòng máu Lạc Hồng


Múa rồng trong lễ hội


Thiếu nhi Hà Nội múa minh họa trong lễ hội


Minh họa hình ảnh Hà Nội trong ca khúc Khúc hát người Hà Nội của cố nhạc sĩ Trần Hoàn


Sinh viên Đại học Luật Hà Nội trong màn múa nón


Một lưu học sinh Trung Quốc tham gia diễu hành trong lễ hội


Đại biểu thanh niên Indonesia trong lễ hội


Niềm vui của thanh niên, sinh viên Hà Nội trước giờ khai hội

Lưu Quang Ph

Alfred Nobel: Hành trình từ “kẻ kinh doanh cái chết” đến quán quân hòa bình

Alfred Nobel: Hành trình từ “kẻ kinh doanh cái chết” đến quán quân hòa bình
04/10/2010 16:25

(TNO) Một mẩu quảng cáo bé tẹo và một bài viết ngắn ngủn - chỉ hai điều này thôi đã đủ thay đổi vận mệnh của nhà tư bản công nghiệp giàu sụ Alfred Nobel, người đã chế tạo ra thuốc nổ, đồng thời là cha đẻ của giải Nobel, trong đó có giải Nobel Hòa bình danh giá.

Bóng hồng đằng sau Nobel

Là một nhà khoa học đại tài, một nhà tư bản giàu sụ, Alfred Nobel có trong tay tất cả mọi thứ, trừ… hạnh phúc riêng tư. Những nghiên cứu khoa học hóc búa và công việc kinh doanh vũ khí nay đây mai đó đã lấy hết quỹ thời gian mà những người đàn ông khác dành cho phụ nữ, cho con cái.

Ngoài ra, Nobel cũng là người rất mặc cảm về bề ngoài của mình, bên cạnh nỗi day dứt vì phát minh của ông có thể được sử dụng cho mục đích sát thương. Cũng cần phải nói thêm rằng ông là người sở hữu tổng cộng 355 bằng sáng chế, trong đó quan trọng nhất là phát minh ra thuốc nổ dynamite.


Alfred Nobel luôn mặc cảm về bề ngoài của mình. Trong ảnh là bức tượng của Nobel tại quê hương Thụy Điển của ông - Ảnh: AFP

Hãng thông tấn AFP dẫn nhận xét của Scott London, một nhà báo Mỹ và cũng là một chuyên gia về giải Nobel: “Ông ấy là người căm ghét bản thân đến cùng cực. Ông cho rằng mình không xứng đáng để có một phụ nữ trong đời và cũng mặc cảm rằng mình xấu kinh khủng”.

Đến tuổi 43, Nobel bỗng giật mình, cảm thấy cuộc đời mình cần có một phụ nữ, chí ít là để trông nom nhà cửa và phụ giúp công việc. Và ông đã chọn cách mà những người không thiếu tiền nhưng thiếu thời gian vẫn làm: đăng quảng cáo trên báo. Mẩu quảng cáo có nội dung như sau: “Một người đàn ông tử tế rất giàu có, học vấn cao, đã lớn tuổi cần tìm một phụ nữ giỏi nhiều ngôn ngữ, đã trưởng thành để làm thư ký hoặc quản gia”.

Đó là vào năm 1876, tức 20 năm trước khi Nobel lập ra những giải thưởng thuộc loại danh giá nhất trong thế giới ngày nay.

Người được Nobel tuyển dụng có tên Bertha von Suttner, một phụ nữ Áo rất yêu chuộng hòa bình trẻ hơn “ông chủ” Nobel 10 tuổi.

Nhưng Bertha chỉ làm việc cho Nobel được vỏn vẹn một tuần trước khi đột ngột quay về Áo để kết hôn.

Chỉ một tuần quen biết, nhưng quan hệ giữa Bertha và Nobel thuộc loại bền chặt hơn bất kỳ mối quan hệ nào khác. Họ chỉ chấm dứt liên lạc với nhau khi Nobel qua đời vào năm 1896.

Và chính người phụ nữ của một tuần này đã khơi mào ý tưởng để Nobel lập ra giải thưởng Nobel hòa bình danh giá, dùng gia sản khổng lồ của mình để tài trợ cho nó.

Cái tên Bertha von Suttner, người Áo được cả thế giới biết đến thông qua quyển sách best selling mang tên Lay Down Your Arms! (Hãy hạ vũ khí!), được xuất bản năm 1889. Đó là một thiên anh hùng ca về một cô gái trẻ mất chồng trong chiến tranh. Năm 1891, Bertha thành lập hội Những người bạn hòa bình, có nhiều hoạt động đóng góp cho nền hòa bình thế giới. Năm 1905, bà chính là người phụ nữ đầu tiên được trao giải Nobel Hòa bình.
Chuyên gia về giải Nobel, nhà báo London phân tích tiếp: “Nhiều người vẫn cứ tự hỏi rằng có phải Nobel đã yêu người phụ nữ ấy và chính tình yêu đó đã khơi nguồn cho ý tưởng giải thưởng Nobel Hòa bình hay không. Nhưng cuối cùng, đó là kết quả của một mối quan hệ ly kỳ: giữa một nhà tài phiệt về vũ khí với một người yêu chuộng hòa bình”.

Trong khi một số chuyên gia nhận định Nobel lập ra giải thưởng hòa bình là vì Berrtha, nhà báo London cho rằng nói như vậy là hơi quá, nhưng “cô ấy quả thật là người có ảnh hưởng lớn nhất” với Nobel về đề tài hòa bình.

Đổi tên

Một buổi sáng năm 1888. Alfred Nobel thức dậy, thất kinh khi đọc bài báo mang tên Kẻ kinh doanh cái chết đã chết trên một tờ nhật báo của Pháp. Bài báo viết: “Tiến sĩ Alfred Nobel, người đã tạo lập gia sản đồ sộ nhờ tìm ra cách giết chết càng nhiều người càng tốt trong một khoảng thời gian ngắn nhất, đã chết vào hôm qua”.

Thì ra tờ báo này nhầm, người qua đời thật sự không phải là Alfred Nobel mà là anh trai của ông.


Trong số các giải Nobel, giải Hòa bình là được chú ý nhiều nhất và người được trao giải thường rất có ảnh hưởng sau khi được vinh danh. Trong ảnh là bà Rigoberta Menchu, từng được giải Nobel Hòa bình và Tổng thống Mexico Felipe Calderon - Ảnh: Reuters

Nobel không nổi giận, thay vào đó là hoảng sợ và bị ám ảnh không ngơi bởi những lời lẽ kể trên.

Chuyên gia về giải Nobel, nhà báo London giải thích bài báo đã tác động sâu sắc tới Nobel, khiến ông quyết định thay đổi vận mệnh của mình, để sau khi ông chết đi, người ta sẽ không nguyền rủa ông là cha đẻ của những cái chết hàng loạt, mà là người hướng tới hòa bình và sự tiến bộ của nhân loại.

Tám năm sau đó, Nobel qua đời. Lần này là chết thật! Di chúc của ông được công bố và nó lập tức được cả thế giới biết đến nó vì nó đặt nền tảng cho những giải thưởng danh giá vào loại bậc nhất trong thế giới ngày nay: Giải thưởng Nobel, bao gồm các lĩnh vực Y học, Vật lý, Hóa học, Văn chương, Hòa bình và Kinh tế.

Đoan Nhật

Nobel Hòa bình 2010 gây tranh cãi

Nobel Hòa bình 2010 gây tranh cãi
09/10/2010 0:01
Vợ chồng ông Lưu Hiểu Ba - Ảnh: AFP
Hôm qua, Ủy ban Nobel Na Uy đã gặp phản ứng mạnh từ Trung Quốc với quyết định trao giải Nobel Hòa bình năm nay cho ông Lưu Hiểu Ba.

Theo Tân Hoa xã, cuối năm ngoái, nhà văn hoạt động đối lập này đã bị tòa án Trung Quốc phạt 11 năm tù vì tội kích động nhằm lật đổ chính quyền và bị tước các quyền chính trị như bỏ phiếu, ứng cử... trong 2 năm.

Trong tuyên bố đưa ra hôm qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Ủy ban Nobel Na Uy đã “vi phạm” tính chính trực của giải thưởng khi trao nó cho Lưu Hiểu Ba và cảnh báo quan hệ giữa Bắc Kinh với Oslo có thể bị ảnh hưởng.

“ Giải Nobel Hòa bình nên được trao cho những người nỗ lực thúc đẩy sự hòa hợp dân tộc, tình hữu nghị quốc tế, giải trừ quân bị và người tổ chức các hội nghị về hòa bình. Đây là những ước nguyện của ông Nobel”, AFP dẫn tuyên bố trên. Bắc Kinh cũng nói Lưu Hiểu Ba vi phạm luật pháp Trung Quốc và những hành động của ông này trái với mục đích của giải Nobel. Bằng cách trao giải cho người này, “Ủy ban Nobel đã vi phạm những nguyên tắc của giải thưởng”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.

Trung Quốc trong thời gian qua liên tục cảnh báo phía Na Uy không nên trao giải cho ông Lưu. Tuy nhiên, vài giờ trước khi công bố giải, Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy Thorbjern Jagland phát biểu với đài TV2 rằng người nhận giải sẽ là một lựa chọn gây tranh cãi. Ông cũng khẳng định sẽ dứt khoát bảo vệ quyết định của Ủy ban.

Đây không phải là lần đầu tiên giải Nobel Hòa bình gây xôn xao. Năm ngoái, giải thưởng được trao cho Tổng thống Mỹ Barack Obama khi ông mới cầm quyền chưa đầy 9 tháng, và trong bối cảnh nước này đang tiến hành 2 cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan. Quyết định của Ủy ban Nobel Na Uy ngay lập tức làm dấy lên những cuộc tranh luận trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Ủy ban này khẳng định giải Nobel được trao cho ông Obama không phải vì những thành tựu ông đã đạt được trong việc đấu tranh đem lại hòa bình cho thế giới mà vì “những khát vọng” cho tương lai nhân loại.

2010 là năm có số đề cử cho giải Nobel Hòa bình cao kỷ lục, với 199 cá nhân và 38 tổ chức. Khác với những giải Nobel khác do các tổ chức Thụy Điển trao tặng, người được nhận Nobel Hòa bình do Ủy ban Nobel của Quốc hội Na Uy quyết định. Giải này được công bố sau các giải Y học, Vật lý, Hóa học và Văn chương. Giải Nobel Kinh tế được công bố vào ngày 11.10 và sẽ khép lại mùa giải Nobel năm nay.

Trùng Quang

"Hoa Ban trắng" (HUST&VACE : from 9/10/2010 to 21/8/2013)(1)

Thứ bảy, 09/10/2010 05:43 am



Phát biểu khai mạc của đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, tại Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội Văn hiến, Anh hùng, Vì hòa bình”
Làm rõ tiềm năng, đề xuất giải pháp xây dựng chiến lược phát triển bền vững Thủ đô
08/10/2010 07:45

Trong rất nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, cuộc Hội thảo "Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội Văn hiến, Anh hùng, Vì hòa bình" do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Thủ đô Hà Nội.

Đúng 1000 năm trước, với tầm nhìn xa trông rộng, Đức vua Lý Thái Tổ đã có một quyết định vô cùng quan trọng và sáng suốt.

Thủ đô Hà Nội ngày càng phát triển, đẹp và bền vững. Ảnh: Xuân Chính

Người đã chọn Thành Đại La, nơi “địa linh nhân kiệt”, được “cái thế rồng chầu, hổ phục”, “nhìn sông, tựa núi”, “nơi hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước” làm kinh đô của nước Đại Việt, đặt tên là Thăng Long, xứng đáng là “nơi định đô bậc nhất của kinh sư muôn đời”.

Qua 1000 năm lịch sử, thế hệ sau tiếp bước thế hệ trước, những người con của Kinh thành Thăng Long luôn bền bỉ trong lao động, kiên cường trong đấu tranh, đã sáng tạo nên một nền văn hiến vô cùng rạng rỡ, lập nên nhiều chiến công hiển hách, Thăng Long - Hà Nội luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Như mọi người đều biết, Thăng Long - Hà Nội là nơi hội tụ rất nhiều anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa. Đến thời đại Hồ Chí Minh, với những cống hiến lớn lao đối với đất nước và nhân loại, cùng với truyền thống nghìn năm văn hiến, Thủ đô Hà Nội được nhân dân cả nước và bạn bè thế giới trao tặng những danh hiệu vô cùng cao quý: “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thủ đô Anh hùng”, “Thành phố vì hòa bình”…

Cùng với cả nước thực hiện công cuộc đổi mới, trong những năm gần đây, Thủ đô Hà Nội đã và đang có những bước phát triển hết sức mạnh mẽ và đầy ấn tượng. Từ năm 2000 đến nay, tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng bình quân 11,45%/năm; GDP bình quân đầu người tăng từ 990 USD/người năm 2000 lên 1.765 USD/người năm 2009. Tính từ năm 1990 đến nay, cứ sau 5 năm, giá trị sản xuất trên địa bàn thành phố đã tăng 2,5 lần. Vào năm 1999, thành phố chỉ có một Khu đô thị mới Bắc Linh Đàm, đến nay đã và đang triển khai xây dựng trên 50 khu đô thị mới với nhiều chung cư cao tầng hiện đại.

Với môi trường đầu tư thuận lợi, từ khi thực hiện chính sách đổi mới, Hà Nội luôn nằm trong số các tỉnh, thành đi đầu trong cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với hơn 8.000 dự án, số vốn cam kết là 18 tỷ USD. Thành phố Hà Nội hiện đóng góp 18% GDP của cả nước và 20% thu ngân sách quốc gia.

Bạn bè quốc tế còn biết tới Hà Nội là nơi có môi trường chính trị ổn định; văn hóa xã hội đạt được nhiều thành tựu; trật tự an toàn được giữ vững; bộ mặt thành phố ngày càng được cải thiện; con người Thủ đô rất thân thiện, cởi mở và thanh lịch; vị thế của Hà Nội ngày càng được nâng cao trong quá trình hội nhập quốc tế.

Nhân loại đang sống trong thời đại văn minh trí tuệ với sự phát triển hết sức mạnh mẽ và kỳ diệu của khoa học và công nghệ. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Cùng với xu thế hòa bình và phát triển, toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, ngày càng có nhiều nước tham gia, trong đó vừa có hợp tác, vừa có cạnh tranh. Đồng thời, càng ngày mọi người càng hiểu một cách sâu sắc hơn tầm quan trọng của vấn đề phát triển bền vững như là một yêu cầu, một đòi hỏi mang tính khách quan. Những cái giá mà nhiều quốc gia đã phải trả qua cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế mới đây đang nói lên điều đó. Và cũng chính trong bối cảnh đó, chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng: kinh tế - xã hội Việt Nam vừa có vận hội lớn, đồng thời cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức hết sức gay gắt. Việt Nam cũng đang phải ra sức tìm kiếm các giải pháp đảm bảo cho sự phát triển bền vững; phải đặc biệt quan tâm giải quyết vấn đề môi trường, huy động và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; các biện pháp đối phó với vấn đề biến đổi môi trường, khí hậu, v.v…

Thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Hà Nội cũng đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới nảy sinh, đòi hỏi tâm huyết, sự nỗ lực bền bỉ của các cấp, các ngành, đặc biệt là của các nhà khoa học để tập trung giải quyết như vấn đề dân số đô thị tăng nhanh, vấn đề ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường… trong khi các vấn đề liên quan đến quy hoạch và quản lý quy hoạch lại chưa được kiểm soát tốt, khiến Thủ đô Hà Nội phần nào mất đi những vẻ đẹp vốn có. Nhiều di sản kiến trúc của thành phố đang dần xuống cấp hoặc biến mất, thêm vào đó là sự phát triển không đồng đều giữa nội thành và ngoại thành. Kinh tế phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Nhiều nguồn lực và lợi thế của Thủ đô chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả. Chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô còn nhiều hạn chế. Sự nghiệp phát triển văn hóa - xã hội Thủ đô chưa tương xứng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế, với vai trò, vị thế của Thủ đô.

Vị thế, vai trò đã được xác định: “Hà Nội là trái tim của cả nước, là đầu não chính trị - hành chính quốc gia; là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, đào tạo; trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế”. Hiện nay, Đảng bộ và nhân dân Thủ đô đang ra sức phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; xây dựng và phát triển con người; tổ chức thật tốt các hoạt động chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và sắp tới là tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XV, quyết tâm phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến và anh hùng, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Hà Nội ưu tiên phát triển các ngành kinh tế có chất lượng cao, trình độ công nghệ hiện đại; phát huy mạnh mẽ tiềm lực trí tuệ, tạo mọi điều kiện để các chuyên gia, các nhà khoa học có cơ hội cống hiến, đóng góp ngày càng nhiều hơn, hiệu quả hơn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô.

Với mong muốn và quyết tâm đó, lãnh đạo thành phố hết sức vui mừng, coi cuộc hội thảo này là cơ hội quý báu được lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học. Thành phố Hà Nội mong muốn hội thảo tập trung làm sáng tỏ các giá trị cốt lõi trong suốt 1000 năm lịch sử của Thăng Long - Hà Nội là: “Văn hiến, Anh hùng, Hòa bình - Hữu nghị”. Qua đó, góp phần làm rõ hơn những thế mạnh và tiềm năng để phát triển và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những giá trị cao đẹp của Thăng Long - Hà Nội, hướng tới xây dựng chiến lược phát triển bền vững Thủ đô trong bối cảnh của một thế giới đang đổi thay vô cùng nhanh chóng; thuận lợi, thời cơ cũng như khó khăn, thách thức đều lớn.

Chia sẻ qua Chia sẻ bài viết này cho bạn bè trên Facebook Chia sẻ bài viết này cho bạn bè qua Yahoo Messenger
Thích: 0| 1 Lượt xe