Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Lương công chức thấp sao vẫn mua được ô tô?

Lương công chức thấp sao vẫn mua được ô tô?
01/10/2011 07:10

(VTC News) – Trong khi lương công chức nói chung thấp nhưng có bộ phận cán bộ vẫn sống sung túc, có ô tô, biệt thự…

Lời Tòa soạn: Tại cuộc hội thảo về cải cách tiền lương vừa diễn ra tại Hải Phòng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, TS Thang Văn Phúc đã trình bày nhiều ý kiến phân tích, mổ xẻ những tồn tại của chính sách tiền lương hiện nay và định hướng cải cách trong những năm tới.

VTC News xin trích đăng bài phát biểu này. Tên bài do tòa soạn đặt.

Lương công chức thấp sao vẫn mua được ô tô?
Lương thấp nhưng nhiều người vẫn có nhà lầu, xe hơi.
Lương thấp nhưng vẫn có nhà lầu, xe hơi

Từ năm 1999 đến nay, đã trải qua 3 lần cải cách tiền lương (các năm 1985, 1993, 2004) nhưng tiền lương công chức vẫn chưa tương xứng với vị trí lao động quyền lực, có trình độ và hao phí lao động phức tạp bằng trí óc, có phạm vi ảnh hưởng lớn và đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao của công chức Nhà nước.

Mức lương chính thức của công chức quá thấp so với khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Ngay cả so sánh với khu vực doanh nghiệp Nhà nước đã tạo ra sự không công bằng trong xã hội. Lương không đảm bảo cuộc sống của bản thân công chức và gia đình họ (có thể ước tính chỉ đáp ứng 30 – 40% nhu cầu tối thiểu của một gia đình công chức).

Vì thế, công chức buộc phải xoay sở để có thêm thu nhập; trong đó có những thu nhập hợp pháp. Song, có khá nhiều thu nhập không chính đáng, bất hợp pháp dựa vào quyền lực của công chức (những người có quyền cấp đất, cho thuê đất, có quyền duyệt dự án đầu tư, cấp tín dụng, cho khoanh nợ; có quyền bổ nhiệm chức vụ, có quyền can thiệp vào kết quả xét xử của tòa án…) mà thực chất là tham nhũng.

Tình trạng này càng gây ra bất công lớn trong công chức và xã hội, gây ra tâm trạng bức xúc của người dân với công chức.

Mặt khác, hệ thống bảng lương được thiết kế quá phức tạp, thiếu hợp lý, số bậc lương quá nhiều (56 bậc); chênh lệch giữa các bậc lương lại quá nhỏ (khoảng 0,3); thời gian nâng bậc dài đến 3 năm; từ bậc lương thấp nhất đến cao nhất phải mất…70 năm. Tình trạng này đã không động viên công chức phấn đấu.

Chế độ phụ cấp tuy đã có tới 8 loại nhằm khuyến khích người lao động trong các khu vực địa bàn và công việc khác nhau, song vẫn còn nhiều điều vô lý.

Vấn đề “tiền tệ hóa tiền lương” tuy được nói đến từ lâu nhưng chưa được thực hiện. Vì vậy, công chức giữ chức vụ quản lý đang có sự chênh lệch lớn giữa lương chính thức với các khoản ngoài lương (như khoán quỹ lương, xe cộ, nhà ở, điện thoại, công tác phí…) mà thực chất vẫn lấy từ ngân sách. Điều đó không những gây ra bất công giữa các loại công chức mà còn gây ra lãng phí lớn cho ngân sách Nhà nước.

Hậu quả

Do không thu hút được nhiều người tài nên xảy ra tình trạng chất lượng hệ thống thể chế kinh tế, hành chính, các quyết sách về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội có phần hạn chế.

Lương công chức thấp sao vẫn mua được ô tô?
Bao giờ công chức sống được bằng lương?
Đã có những văn bản pháp luật xa rời cuộc sống, không khả thi, thậm chí thu vén cho lợi ích cơ quan ban hành thể chế, gây khó khăn cho dân và doanh nghiệp; có văn bản pháp quy phải sửa đổi sau khi ban hành một thời gian ngắn…

Một số công chức đã bỏ cơ quan Nhà nước ra đi…đã cho thấy bộ máy Nhà nước không đủ sức thu hút họ, nhất là không tạo được môi trường thuận lợi để phát huy tài năng và thăng tiến.

Ngược lại, một số vẫn muốn vào bộ máy Nhà nước, do có người có thiện chí mong muốn đóng góp cho công việc chung của đất nước, nhưng không ít người muốn có một chỗ trong biên chế, thậm chí phải “mua” một vị trí xứng đáng trong bộ máy, vì họ muốn có chỗ để kiếm chác, mưu cầu lợi ích không chính đáng hoặc do những nguyên nhân khác.

Đáng quan tâm là một số công chức thoái hóa, biến chất, đã lợi dụng chức vụ để tham nhũng, làm giàu bất chính, gây bức xúc lớn cho xã hội.

Vì vậy, lòng tin của các tầng lớp nhân dân với bộ máy Nhà nước và công chức đã bị giảm sút một mức đáng kể. Thực tế, người dân và doanh nghiệp đến cơ quan công quyền, tiếp xúc với những cơ quan chức năng đã không tránh khỏi bị hạch sách, nhũng nhiễu, phải có “phong bì” lót tay…

Do đó, nhất thiết phải trả lương cho đúng công chức, không để kéo dài tình trạng lương công chức quá thấp, mà một nguyên nhân chủ yếu là bộ máy và những người hưởng lương từ ngân sách tăng thêm quá nhanh, không đủ chi tiền lương.

Nếu ngân sách không đủ tiền, phải giảm một số người trong biên chế Nhà nước, để những người còn lại được hưởng lương một cách đúng đắn, không thể kéo dài tình trạng lương không đủ sống.

(còn phần 2: "Đổi mới chính sách tiền lương thế nào?")

TS Thang Văn Phúc
(Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ)

Phóng phi thuyền, chuẩn bị xây dựng trạm vũ trụ

TRUNG QUỐC -
Bài đăng : Thứ năm 29 Tháng Chín 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 29 Tháng Chín 2011


Phi thuyền Tiangong-1
Phi thuyền Tiangong-1
REUTERS/Petar Kujundzic
Trọng Thành

Ngày 29/9/2011, đài truyền hình Quốc gia Trung Quốc thông báo, một phi thuyền của Trung Quốc được đưa lên quỹ đạo để thử nghiệm các kỹ thuật ráp nối trong không gian, nhằm chuẩn bị xây dựng một trạm vũ trụ vào năm 2020.

Từ sân bay vũ trụ Tửu Tuyền nằm trong sa mạc Gobi, phi thuyền Tiangong-1 (Thiên cung 1) nặng 8,5 tấn, được phóng lên vũ trụ vào buổi trưa hôm nay 29/09/11 theo giờ địa phương. Trả lời phỏng vấn báo Global Times, một chuyên gia về công nghệ vũ trụ của Trung Quốc cho biết, việc phóng phi thuyền kể trên là giai đoạn chuẩn bị để Trung Quốc tiến tới xây dựng một trạm không gian riêng. Để làm được điều này Trung Quốc phải làm chủ được kỹ thuật ráp nối các phi thuyền trên không gian. Đây là một thách thức rất lớn, khi các phi thuyền di chuyển với tốc độ khoảng 28.000 km/giờ.

Theo bà Isabelle Sourbès-Verger, chuyên gia về chương trình vũ trụ của Trung Quốc, thuộc Trung tâm Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), Trung Quốc thừa hưởng được kỹ thuật ráp nối và công nghệ tàu Soyouz của Nga.

Phi thuyền Tiangong-1 dự kiến sẽ ở trên quỹ đạo cho đến năm 2013. Trong vòng một tháng tới, Tiangong-1 phải ráp nối với phi thuyền Shenzhou VIII (Thần châu –VIII). Hai phi thuyền sẽ ráp vào nhau trong vòng 12 ngày, trước khi tách ra, rồi dự kiến sẽ hợp lại một lần nữa.

Cũng theo chuyên gia công nghệ vũ trụ Trung Quốc nói trên, từ năm 1966 đến nay, đã có 300 cuộc ráp nối trên vũ trụ, trong đó có 17 trường hợp thất bại. Vào tháng 7/2010, phi thuyền Progress của Nga đã thất bại một lần, trước khi nối được với trạm vũ trụ quốc tế ISS. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc thử nghiệm kỹ thuật ráp nối các phi thuyền trong không gian. Tiếp theo đó, Tiangong-1 sẽ được ráp với Shenzhou IX và Shenzhou X, dự kiến sẽ chuyên chở ít nhất một nhà du hành vũ trụ.

AFP nhận xét, giống như chuyến bay lên vũ trụ có người năm 2003, hiện nay Trung Quốc đang trong giai đoạn rượt đuổi về công nghệ vũ trụ, với việc thực hiện các thử nghiệm mà Mỹ và Nga đã tiến hành trong những năm 1960. Trước khi chế tạo được một trạm vũ trụ từ nay đến năm 2020, giống như trạm Mir của Nga hay trạm quốc tế ISS, nơi các nhà du hành có thể sống độc lập trong nhiều tháng, Trung Quốc sẽ phải tiếp tục có những thử nghiệm khác, sau khi Tiangong-1 rời quỹ đạo vào năm 2013.

Theo nhà nghiên cứu Pháp, dù cho có thành công trong việc ráp nối các phi thuyền, Trung Quốc sẽ phải mất ít nhất là 5 năm mới có thể tham gia hợp tác với trạm vũ trụ quốc tế ISS. Theo chuyên gia vũ trụ người Úc Morris Jones, việc Trung Quốc tham gia vào ISS bị cản trở vì lý do « chính trị », đặc biệt là từ phía Hoa Kỳ.

Giáo dục đại học: Đổi mới thụt lùi?

06:31 | 30/09/2011

Giáo dục đại học: Đổi mới thụt lùi?

> Nhất thiết phải cải cách giáo dục

TP - Một số đổi mới của giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam thời gian qua có thể khiến chất lượng đào tạo đi xuống. GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nhận định.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết. Ảnh: M.H
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết. Ảnh: M.H.


Năm ĐH công lập sẽ được thí điểm thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chuyên môn, tổ chức biên chế, tài chính, nhân sự. Việc này có tác động như thế nào tới chất lượng giáo dục ĐH?

Tôi cho rằng, những quy định về quyền tự chủ của các trường trong dự thảo luật GDĐH là quy định cởi mở nhất từ trước tới nay. Nếu được thông qua, thì đến đầu năm 2013, không chỉ năm trường mà tất cả các trường đều tự chủ. Như vậy, việc để năm trường thí điểm thực hiện quyền tự chủ trong vòng một năm tới liệu có còn cần thiết và có gấp gáp quá không?

Nếu thận trọng hơn, nên có lộ trình; quyền tự chủ sẽ được xác lập theo những mức độ khác nhau, tùy năng lực của các trường. Điều quan trọng là phải có cơ chế để giám sát việc này.

Điều kiện tiên quyết nào để thực hiện quyền tự chủ trong các trường ĐH?

Trước hết, các trường phải có hội đồng trường, trong đó có sự tham gia của đại diện chủ sở hữu và các thành phần xã hội. Trong 450 trường ĐH, CĐ mới chỉ 8 trường có hội đồng trường, hoạt động èo uột. Nhiều trường mời doanh nghiệp tham gia hội đồng, nhưng doanh nghiệp cũng chẳng mặn mà dự họp hay đóng góp gì. Còn chính quyền và cộng đồng dân cư gần như không thể có tiếng nói nặng ký đối với kế hoạch, nội dung, phương pháp đào tạo và cách thức điều hành công việc của các trường.

Ngoài ra, phải có cơ chế kiểm định chất lượng đào tạo. Hiện nay, nước ta chưa có một tổ chức kiểm định nào, trừ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng của Bộ GD&ĐT vừa làm nhiệm vụ quản lý nhà nước, vừa thực hiện nghiệp vụ tổ chức thi và kiểm định chất lượng.

Từ nay đến lúc có hệ thống kiểm định chất lượng, các trường phải tự kiểm định chất lượng rồi tự công bố. Đó mới là đánh giá trong. Muốn khách quan, phải có cả đánh giá ngoài.

Nhưng dù có hình thành được hệ thống kiểm định chất lượng thì với một hệ thống mới mẻ, chưa có kinh nghiệm, cộng thêm yếu tố tiêu cực thường rất phổ biến trong xã hội hiện nay, liệu kết quả kiểm định của các tổ chức kiểm định có đảm bảo tin cậy không? Với những quy định trong dự thảo Luật GDĐH về kiểm định chất lượng, tôi chưa tìm thấy câu trả lời.

Bởi vậy, tôi chia sẻ với lo lắng của nhiều người là việc trao quyền tự chủ cho các trường, từ xác định chỉ tiêu tuyển sinh đến xây dựng chương trình đào tạo, in, cấp bằng… Không có lộ trình hợp lý và cơ chế giám sát hữu hiệu sẽ khiến chất lượng giáo dục ĐH đã thấp lại càng thấp thêm.

Tự chủ, nhìn một khía cạnh nào đó cũng chính là một mô hình “thị trường hóa” giáo dục ĐH, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Với quan niệm truyền thống của người Việt Nam, nghề dạy học là nghề rất thiêng liêng. Nhiều nhà giáo dục hàng đầu kiên quyết phản đối khái niệm thị trường giáo dục. Nhưng chúng ta không thể duy ý chí được vì thực ra Việt Nam đã có thị trường giáo dục rồi.

Một số nước đã sang Việt Nam liên kết mở trường. Hầu hết các trường ngoài công lập của ta hiện nay đều hoạt động theo kiểu doanh nghiệp. Ngay ở trường công, cũng có những bộ phận hoạt động theo lợi nhuận. Bởi vậy, có thừa nhận thực tế này mới có chính sách đúng để điều chỉnh được.

Theo tôi, điều đáng bàn hơn là chất lượng của thị trường này. Mô hình đào tạo ĐH hiện nay có nhiều đổi mới nhưng rất phức tạp. Rất nhiều chương trình liên kết với nước ngoài là liên kết với những trường rởm, tức là những trường được phép thành lập như một doanh nghiệp nhưng không được công nhận chất lượng. Chính vì vậy, mới có chuyện người học được cấp bằng thạc sỹ, tiến sĩ của trường Mỹ mà không cần biết tiếng Anh!

Hoạt động của nhiều trường tư rất manh mún, vốn đầu tư rất nhỏ. Có trường tay không bắt giặc, xin được quyết định mở trường là chiêu sinh ngay mà không thèm có cơ sở vật chất, chỉ đi thuê. Tuyển sinh được là lại vốn rất nhanh. Như thế có khác gì lò luyện thi? Bức tranh ĐH của ta hiện nay giống như nhà ở đô thị cũ, diện tích chừng 30 - 40m2, ở thì được, nhưng về sau thành phố muốn giải tỏa để làm đẹp thì không có cách gì giải quyết vì không đủ tiền đền bù.

Nhằm tạo ra những mô hình mới làm hình mẫu cho GDĐH Việt Nam, gần đây, Nhà nước lập ra năm trường ĐH kết hợp với nước ngoài, gọi là ĐH xuất sắc. Tôi không tin vào hiệu quả của mô hình này, dù kinh phí bỏ ra rất lớn, đối ứng của phía Việt Nam cũng tới 200 triệu USD/trường. Tính ra năm trường đầu tư hết 1 tỷ USD, cộng thêm phần tài trợ quốc tế chắc chắn đây thuộc dự án phải đưa ra Quốc hội xem xét.

Năm 2010, một đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đi khảo sát một trong năm trường vào khóa đầu tiên. Khi đó, cả trường có 28 học sinh. Học phí 15.000 USD/người/năm. Để khuyến khích, Nhà nước đóng thay cho mỗi em 7.500 USD/năm.

Trong khi các em đó không thuộc đối tượng chính sách như gia đình có công với nước hoặc dân tộc thiểu số. Hơn nữa, học sinh vào các trường đó thường không phải học sinh xuất sắc. Nhà nước đầu tư như thế có đúng chỗ, đúng đối tượng không?

Cảm ơn ông.

Mỹ Hằng (thực hiện)

Sẽ thu lại quyền tự chủ nếu yếu kém hoặc vượt rào

(GS.TSKH Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT)

Ông Bùi Văn Ga
Ông Bùi Văn Ga .


Trong bối cảnh hệ thống giáo dục ĐH của nước ta hiện nay chưa đồng đều, có những trường đã có bề dày kinh nghiệm lâu năm nhưng có những trường mới được thành lập; có những trường có đội ngũ mạnh và kinh nghiệm quản lý tốt nhưng có những trường đội ngũ cán bộ giảng dạy còn mỏng và quản lý chưa vững vàng. Vì vậy, việc giao quyền tự chủ cho các trường trước mắt cần theo năng lực quản lý thực tế của từng trường.

Trong thực tế, các Đại học Quốc gia, đại học vùng, trường đại học trọng điểm đã được giao quyền tự chủ rất cao. Và mới đây, Bộ GD&ĐT cũng đã thí điểm giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao với những cơ chế đặc thù cho Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Số lượng các trường được giao quyền tự chủ sẽ tăng dần theo năng lực quản lý và chất lượng đào tạo của họ.

Điều 26 của dự thảo Luật GDĐH nhấn mạnh: “Cơ sở giáo dục đại học được giao quyền tự chủ tương ứng với vị trí, vai trò, nhiệm vụ của cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân với điều kiện bảo đảm thực hiện quyền tự chủ, với cam kết trách nhiệm khi thực hiện tự chủ và với kết quả kiểm định chất lượng của cơ sở giáo dục đại học”.

Việc giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở GDĐH là không đồng loạt, mà có lộ trình, đồng thời nếu cơ sở GDĐH không còn đủ năng lực để thực hiện quyền tự chủ hoặc có hành vi vi phạm trong các hoạt động theo các quyền đã giao thì các quyền đã được giao sẽ bị thu hồi.

Hồ Thu (ghi)

Nên cho các trường tự mở ngành

(Ông Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội)

Dự thảo Luật GDĐH trao thêm quyền tự chủ cho các trường nhưng cần mở rộng hơn nữa. Đó là cho phép các trường mở ngành, từ trước đến nay quyền này thuộc về Bộ và xin phép rất khó khăn. Đương nhiên, Bộ sẽ kiểm tra các điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên rồi mới cho phép mở.

Tuy nhiên, 2 tiêu chí này không phải hoàn toàn được như Bộ quy định, có nhiều trường có nhiều giáo viên kê khai tên dạy ở nhiều trường. Bộ nên kiểm tra lại việc này và không cho phép làm như vậy mà phải tính toán giáo viên quy đổi một cách cụ thể và nghiêm túc.

Mặc dù Dự thảo Luật GDĐH đã mở cho các trường nhiều hơn quyền tự chủ, nhưng vẫn nằm trong cơ chế xin - cho, nên bỏ bớt.

Bộ cho thành lập quá nhiều trường ĐH và mở nhiều ngành trùng lặp, trường nào cũng đào tạo kinh tế, tài chính, ngân hàng… Thậm chí có những ĐH lớn chuyên đào tạo khoa học cơ bản cũng nhảy vào đào tạo những ngành ăn khách kể trên.

Bộ GD&ĐT cần tính đến việc quy hoạch lại ngành nghề đào tạo của các trường một cách rõ ràng: ĐH lớn để đào tạo các ngành khoa học, ngành sư phạm thì chỉ đào tạo các ngành đó; các chuyên ngành hẹp để các trường khác làm. Bộ đã thả lỏng một thời gian, bây giờ rối ren và phải xem xét chấn chỉnh hàng chục năm, nhưng phải có biện pháp cứng rắn và thông qua Luật GDĐH sẽ có thể làm được.

Hiện nay, Bộ GD&ĐT cho phép các trường đào tạo theo địa chỉ; các trường này tự xác định điểm chuẩn, học phí, địa điểm tuyển sinh… Có trường ĐH mở lớp đào tạo theo địa chỉ cho tỉnh A nhưng 2/3 sĩ số lớp là sinh viên Hà Nội với mức học phí không rẻ. Bộ cũng cần kiểm tra và buộc các trường phải công khai, minh bạch và bình đẳng với các trường khác.

H.T (ghi

Tăng độ tuổi nghỉ hưu để giảm lãng phí nguồn lực

Góp ý dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi):
Tăng độ tuổi nghỉ hưu để giảm lãng phí nguồn lực

Thứ năm 15/09/2011 23:45
ANTĐ - Trong phiên họp chuyên đề hôm qua 15-9 về 9 dự án luật, dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã thu hút nhiều ý kiến đóng góp khác nhau của các thành viên Chính phủ.


Phụ nữ có nhiều cơ hội cống hiến hơn khi không bắt buộc về hưu ở tuổi 55

Những sửa đổi đáng chú ý

Đối với dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thời giờ làm thêm vẫn giữ như quy định hiện hành, tối đa 200 giờ/năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ/năm. Thời gian nghỉ thai sản cho lao động nữ được tăng lên thành 6 tháng. Về tuổi nghỉ hưu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng đối với người lao động thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật Lao động thì nên giữ như quy định hiện hành, 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ, tuy nhiên trong thời gian tới cần tính đến việc tăng tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Báo cáo tổng hợp ý kiến của các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: Dự án luật đã quy định tương đối toàn diện, tôn trọng và đề cao quyền tự chủ của người lao động, phù hợp với công ước quốc tế. Các thành viên Chính phủ cho rằng thời giờ làm thêm nên giữ như hiện hành, quy định thời gian làm thêm tối đa 200 giờ/năm, tuy nhiên, để tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp mang tính đặc thù như dệt, may, da giày, chế biến thủy sản thì Chính phủ cần có quy định riêng về thời gian làm thêm tối đa 300 giờ/năm. Việc đề xuất nâng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng với lao động nữ, theo nhiều đại biểu, là phù hợp, tạo điều kiện tăng cường và bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em sơ sinh. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến trường hợp phụ nữ có nhu cầu đi làm sớm mà các bác sỹ khẳng định đạt yêu cầu về sức khỏe thì nên tạo điều kiện để họ được làm việc.

Về vấn đề tuổi nghỉ hưu, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau giữa các thành viên Chính phủ. Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, nên giữ như quy định hiện hành 60 tuổi với nam, 55 tuổi với nữ, có thể tăng độ tuổi nghỉ hưu tùy theo từng trường hợp. Phụ nữ đến 55 tuổi có quyền nghỉ hưu chứ không buộc phải nghỉ hưu.

Tuổi nghỉ hưu có thể kéo dài không quá 5 năm

Cụ thể hơn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình đề nghị không nên quy định tuổi nghỉ hưu với những người lao động thuộc khu vực quản lý nhà nước và hành chính sự nghiệp vì không thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật này mà thuộc diện điều chỉnh của Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức. Một số đại biểu cũng thống nhất với ý kiến này, cho rằng tuổi nghỉ hưu của cán bộ công chức, viên chức nên điều chỉnh theo hai Luật trên.

Một vấn đề đặt ra là nếu giữ nguyên tuổi nghỉ hưu nam 60, nữ 55 đối với cán bộ, công chức, viên chức thì lại lãng phí nguồn lực, trí tuệ bởi nhiều người ngoài 50 tuổi mới bảo vệ xong luận án tiến sỹ, chỉ làm việc thêm vài năm là đã nghỉ hưu. Song, nếu quy định tăng tuổi nghỉ hưu thì ảnh hưởng đến một loạt yếu tố khác như giải quyết việc làm, quy hoạch cán bộ…

Vậy quy định thế nào là hợp lý? Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đề xuất cần quy định mở rộng hơn nữa, một số nghề đặc thù cần kéo dài tuổi lao động, quy định rõ cái gì áp dụng với công chức viên chức, cái gì để các luật chuyên ngành quy định. Còn đại diện các Bộ Xây dựng, Y tế, Ủy ban Dân tộc thì cho rằng dù giữ nguyên tuổi nghỉ hưu nhưng cũng cần có quy định mềm hơn, áp thêm cả thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu 25 năm với nữ, 30 năm với nam, đủ thời gian đóng bảo hiểm là được đảm bảo chế độ lương hưu, không trừ phần trăm lương hưu để tránh thiệt thòi cho họ. Tuổi nghỉ hưu có thể kéo dài nhưng không quá 5 năm. Những người có trình độ thì do thủ trưởng đơn vị quyết định. Đại diện Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Ủy ban Dân tộc cũng khẳng định: Công chức viên chức cũng là người lao động, cần quy định làm sao để mọi đối tượng đều chịu sự điều chỉnh của Bộ Luật này.

Người có trình độ cao có thể được kéo dài tuổi nghỉ hưu

Kết luận phần đóng góp ý kiến dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp thu để sửa đổi những vấn đề hết sức bức thiết. Những gì đang thực hiện thí điểm thì không đưa vào Luật. Về thời giờ làm thêm, cần cân nhắc kỹ hơn vì nhiều người muốn làm thêm để có thêm thu nhập, cái quan trọng là quy định thế nào để đảm bảo điều kiện làm việc và tiền lương cho người lao động. Về nghỉ thai sản với lao động nữ, nên quy định sao cho “mềm” hơn, gắn với thực tiễn, khi người phụ nữ khỏe mạnh, có nhu cầu đi làm, điều kiện cho phép thì phải mở ra cho họ.
Thủ tướng cho rằng ai cũng là người lao động, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động, vì vậy cần coi đây là bộ luật gốc, cần đưa ra một nguyên tắc để các luật khác điều chỉnh cho dễ. Bộ luật này nên quy định nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi được quyền nghỉ hưu, còn người có đào tạo, trình độ cao, tự nguyện làm việc và được người sử dụng lao động chấp nhận thì được kéo dài tuổi nghỉ hưu, còn kéo dài tới bao nhiêu thì do luật quy định. Mỗi lĩnh vực sẽ có quy định kéo dài tối đa là bao nhiêu, do cấp có thẩm quyền quyết định.


(Theo TTXVN)

Giảng viên chạy sô: Từ tiến sĩ khống đến tiến sĩ dỏm

Giáo dục: Học phí tăng, sinh viên lao đao
Giáo dục: ‘Giáo dục Việt Nam đang đào tạo ngược’
Giáo dục: 6 yêu cầu của giáo trình sử dụng chung trình độ TCCN
Giáo dục: Sách đạo đức gây xôn xao, hiệu trưởng trần tình
Giáo dục: Tăng cường kiểm tra vấn đề lạm thu
Giáo dục: Sách đạo đức gây xôn xao, hiệu trưởng trần tình
Giáo dục: 6 yêu cầu của giáo trình sử dụng chung trình độ TCCN
Từ tiến sĩ khống đến tiến sĩ dỏm
Giảng viên chạy sô: Từ tiến sĩ khống đến tiến sĩ dỏm
Xuất bản: 10:57, Thứ Năm, 29/09/2011, [GMT+7]
Đăng lên Facebook cho bà con cùng xem Đưa bài viết lên linkhay Đưa bài viết lên Google Bookmarks Đăng lên Twitter cho bà con cùng xem Chia sẻ In bài viết này
.

Tìm giảng viên (GV) có học vị cao theo yêu cầu là điều không đơn giản đối với nhiều trường ĐH-CĐ. Trong khi đó, không ít GV tìm mọi cách hợp thức hóa bằng cấp mà không quan tâm đến giá trị của văn bằng như thế nào.

Danh sách thạc sĩ, tiến sĩ khống

Phó hiệu trưởng một trường CĐ đang có chủ trương nâng cấp lên ĐH tại TP.HCM thừa nhận: “Vì áp lực phải có đủ số lượng tiến sĩ, thạc sĩ nhất định, nên có một số trường vẫn lập danh sách khống do trong quá trình nâng cấp chưa chuẩn bị kịp. Thậm chí không hiếm trường hợp không hề có tên tiến sĩ, thạc sĩ đó trong thực tế”.

Nếu chỉ nhìn vào danh sách lực lượng GV thì rất dễ bị đánh lừa. Trên thực tế, nhiều GV có học vị tiến sĩ dạy ở trường công lập này nhưng cho trường ngoài công lập khác mượn tên. Với phần lớn các trường ngoài công lập, lực lượng GV chủ chốt hầu hết đều thuê từ trường công.

Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Sài Gòn chính thức công khai thừa nhận điều này khi quảng bá: “Đội ngũ GV có trình độ chuyên môn, đặc biệt có sự tham gia của các GV là giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ đã, đang giảng dạy và làm công tác quản lý ở các trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Kinh tế TP.HCM...”.

Khoa kinh tế - quản trị kinh doanh của trường có khoảng 4 ngàn SV, nhưng trong danh sách công khai trên website chỉ có 10 GV cơ hữu, trong đó có người cùng một lúc biên chế ở nhiều trường khác nhau.
Giảng viên chạy sô: Từ tiến sĩ khống đến tiến sĩ dỏm
tiensi_rom.jpg

Đỏ mắt tìm tiến sĩ

Theo quy định mới, các trường muốn mở ngành phải có ít nhất một GV là tiến sĩ, 3 GV thạc sĩ có trình độ đúng ngành đăng ký. Thạc sĩ Trần Ái Cầm - Phó hiệu trưởng trường ĐH Nguyễn Tất Thành cho biết: “Năm ngoái, trường tuyển bình quân mỗi khoa 10 GV cơ hữu nhưng có những ngành như tài chính ngân hàng rất khó tuyển GV có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đúng với chuyên ngành”.

Thạc sĩ Trần Mạnh Thành - Phó hiệu trưởng trường CĐ Bách Việt, chia sẻ: “Trường CĐ, ĐH nào cũng muốn thu hút những người có trình độ cao về làm việc, trong khi tiến sĩ thì có hạn”. Được biết, trường cũng đang tìm kiếm tiến sĩ có chuyên ngành về dược và điều dưỡng để xin mở ngành nhưng chưa có.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Tuấn - Hiệu trưởng trường ĐH Tài nguyên - Môi trường TP.HCM, lo lắng: “Khí tượng là ngành tuyển GV khó nhất, gần như không có ai đạt trình độ tiến sĩ của ngành này. Kể đến là trắc địa, hiện nay trường cũng chưa có ai là tiến sĩ ngành này”. Chưa kể những ngành không phải là thế mạnh của trường, đơn cử như ở khoa công nghệ thông tin, trên website trường đăng công khai 10 GV nhưng tất cả đều đang là nghiên cứu sinh hoặc cao học.

Bằng thật học giả

Để đáp ứng nhu cầu thực tế, nhiều GV đã phải tìm mọi cách để có được tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Nhiều bằng cấp trong số đó chỉ để hợp thức hóa chứ không có giá trị thật.

Phó hiệu trưởng một trường ĐH tại TP.HCM thông tin chương trình đào tạo tiến sĩ ở một vài cơ sở của Nga hiện nay rất đáng báo động. Nhiều GV ở Việt Nam đã theo các chương trình này để có được tấm bằng tiến sĩ. Người tham gia chương trình này không cần biết tiếng Nga, tiếng Anh hay một ngoại ngữ nào khác. Họ chỉ sang Nga nửa tháng để nhận đề tài, toàn bộ thời gian nghiên cứu làm tại Việt Nam. Trong thời gian 3 năm đó, người hướng dẫn phía Nga sang Việt Nam mỗi năm một lần nhưng mọi giao tiếp đều thông qua phiên dịch. Cuối cùng các nghiên cứu sinh này chỉ cần sang Nga 15 ngày để bảo vệ luận văn.

Ở Nga cũng có một số website nổi tiếng mua bán bằng. Website doconline.ru rao bán đủ loại bằng cấp từ cử nhân đến tiến sĩ. Trong phần rao bán bằng tiến sĩ, website thông tin bán bằng từ bất kỳ thành phố nào của Nga với giá 33 ngàn rúp (khoảng 10 ngàn USD).

Trên dip-msk.ru, bằng tiến sĩ được rao bán 40 ngàn rúp (khoảng 12 ngàn USD) với nội dung: “Nếu bạn đã đạt được mục tiêu (chức vụ) nhưng chưa có bằng tiến sĩ, hãy đến với chúng tôi. Dựa trên kinh nghiệm cá nhân, chúng tôi cho rằng mua bằng rẻ thực tế hơn nhiều so với việc bản thân tự nỗ lực...”. (Bản dịch).

Theo PGS-TS Dương Anh Đức - Phó hiệu trưởng trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), nhiều bằng tiến sĩ, thạc sĩ tại Mỹ cũng hết sức đáng ngại. Các trường “dỏm” tại Mỹ gửi thư mời GV VN mua bằng rất nhiều.

Ông Đức cho biết có trường, học viên qua Mỹ vài tháng, sau đó về nước chờ bằng tiến sĩ gửi qua; đa số chỉ cần đăng ký là sẽ có bằng. Trường “đàng hoàng” hơn thì chờ khoảng 4 năm mới gửi bằng qua, cho phù hợp thời hạn 3 - 5 năm nghiên cứu để hoàn tất bằng tiến sĩ như bình thường, nhưng cũng có trường chỉ vài tháng đã cấp ngay bằng tiến sĩ.

Theo Thanh Niên

Tăng độ tuổi nghỉ hưu để giảm lãng phí nguồn lực

Tăng độ tuổi nghỉ hưu để giảm lãng phí nguồn lực
16-09-2011 | 10:32

Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hôm qua (15/9), Chính phủ họp phiên chuyên đề về 9 dự án luật cho ý kiến để chuẩn bị trình Quốc hội.

* Lao động VN bị “cướp” việc ngay tại “sân nhà”?
* Lao động phổ thông vẫn “đắt hàng”

Những sửa đổi đáng chú ý

Đối với dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thời giờ làm thêm vẫn giữ như quy định hiện hành, tối đa 200 giờ/năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ/năm. Thời gian nghỉ thai sản cho lao động nữ được tăng lên thành 6 tháng.

Về tuổi nghỉ hưu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng đối với người lao động thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật Lao động thì nên giữ như quy định hiện hành, 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ, tuy nhiên trong thời gian tới cần tính đến việc tăng tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Báo cáo tổng hợp ý kiến của các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: Dự án luật đã quy định tương đối toàn diện, tôn trọng và đề cao quyền tự chủ của người lao động, phù hợp với công ước quốc tế.

Các thành viên Chính phủ cho rằng thời giờ làm thêm nên giữ như hiện hành, quy định thời gian làm thêm tối đa 200 giờ/năm, tuy nhiên, để tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp mang tính đặc thù như dệt, may, da giày, chế biến thủy sản thì Chính phủ cần có quy định riêng về thời gian làm thêm tối đa 300 giờ/năm.
Một số ý kiến cho rằng, phụ nữ đến 55 tuổi có quyền nghỉ hưu chứ không buộc phải nghỉ hưu.

Việc đề xuất nâng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng với lao động nữ, theo nhiều đại biểu, là phù hợp, tạo điều kiện tăng cường và bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em sơ sinh. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến trường hợp phụ nữ có nhu cầu đi làm sớm mà các bác sỹ khẳng định đạt yêu cầu về sức khỏe thì nên tạo điều kiện để họ được làm việc.

Về vấn đề tuổi nghỉ hưu, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau giữa các thành viên Chính phủ. Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, nên giữ như quy định hiện hành 60 tuổi với nam, 55 tuổi với nữ, có thể tăng độ tuổi nghỉ hưu tùy theo từng trường hợp. Phụ nữ đến 55 tuổi có quyền nghỉ hưu chứ không buộc phải nghỉ hưu.

Tuổi nghỉ hưu có thể kéo dài không quá 5 năm

Cụ thể hơn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình đề nghị không nên quy định tuổi nghỉ hưu với những người lao động thuộc khu vực quản lý nhà nước và hành chính sự nghiệp vì không thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật này mà thuộc diện điều chỉnh của Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức. Một số đại biểu cũng thống nhất với ý kiến này, cho rằng tuổi nghỉ hưu của cán bộ công chức, viên chức nên điều chỉnh theo hai Luật trên.

Một vấn đề đặt ra là nếu giữ nguyên tuổi nghỉ hưu nam 60, nữ 55 đối với cán bộ, công chức, viên chức thì lại lãng phí nguồn lực, trí tuệ bởi nhiều người ngoài 50 tuổi mới bảo vệ xong luận án tiến sỹ, chỉ làm việc thêm vài năm là đã nghỉ hưu. Song, nếu quy định tăng tuổi nghỉ hưu thì ảnh hưởng đến một loạt yếu tố khác như giải quyết việc làm, quy hoạch cán bộ…

Vậy quy định thế nào là hợp lý? Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đề xuất cần quy định mở rộng hơn nữa, một số nghề đặc thù cần kéo dài tuổi lao động, quy định rõ cái gì áp dụng với công chức viên chức, cái gì để các luật chuyên ngành quy định.

Còn đại diện các Bộ Xây dựng, Y tế, Ủy ban Dân tộc thì cho rằng dù giữ nguyên tuổi nghỉ hưu nhưng cũng cần có quy định mềm hơn, áp thêm cả thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu 25 năm với nữ, 30 năm với nam, đủ thời gian đóng bảo hiểm là được đảm bảo chế độ lương hưu, không trừ phần trăm lương hưu để tránh thiệt thòi cho họ. Tuổi nghỉ hưu có thể kéo dài nhưng không quá 5 năm.

Những người có trình độ thì do thủ trưởng đơn vị quyết định. Đại diện Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Ủy ban Dân tộc cũng khẳng định: Công chức viên chức cũng là người lao động, cần quy định làm sao để mọi đối tượng đều chịu sự điều chỉnh của Bộ Luật này.

Người có trình độ cao có thể được kéo dài tuổi nghỉ hưu

Kết luận phần đóng góp ý kiến dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp thu để sửa đổi những vấn đề hết sức bức thiết.

Những gì đang thực hiện thí điểm thì không đưa vào Luật. Về thời giờ làm thêm, cần cân nhắc kỹ hơn vì nhiều người muốn làm thêm để có thêm thu nhập, cái quan trọng là quy định thế nào để đảm bảo điều kiện làm việc và tiền lương cho người lao động. Về nghỉ thai sản với lao động nữ, nên quy định sao cho “mềm” hơn, gắn với thực tiễn, khi người phụ nữ khỏe mạnh, có nhu cầu đi làm, điều kiện cho phép thì phải mở ra cho họ.

Thủ tướng cho rằng ai cũng là người lao động, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động, vì vậy cần coi đây là bộ luật gốc, cần đưa ra một nguyên tắc để các luật khác điều chỉnh cho dễ. Bộ luật này nên quy định nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi được quyền nghỉ hưu, còn người có đào tạo, trình độ cao, tự nguyện làm việc và được người sử dụng lao động chấp nhận thì được kéo dài tuổi nghỉ hưu, còn kéo dài tới bao nhiêu thì do luật quy định. Mỗi lĩnh vực sẽ có quy định kéo dài tối đa là bao nhiêu, do cấp có thẩm quyền quyết định.

Theo TTXVN

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Dự kiến bảng lương mới của công chức

Dự kiến bảng lương mới của công chức
27/09/2011 00:37

(VTC News) – Bộ Nội vụ dự kiến sẽ đổi mới thang lương, bảng lương của công chức, để đối tượng này dần sống được bằng lương.

Dự kiến bảng lương mới của công chức



Thực hiện chế độ nâng bậc thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn hiện nay.




Với những hạn chế về chính sách tiền lương trước đây đã gây ra những hệ quả xấu với bộ máy Nhà nước, Bộ Nội vụ đã đề xuất nhiều phương án cải cách lương cho cán bộ, công chức.



Với công chức chuyên môn



- Phương án 1: Giữ nguyên tắc thiết kế bảng lương hiện hành (mỗi ngạch có một số bậc lương thâm niên) nhưng hoàn thiện theo hướng thu gọn các nhóm có cùng mức độ phức tạp trong công việc. Áp dụng với cán bộ, công chức trong các lĩnh vực hành chính (Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội), toà án, kiểm sát, tư pháp.



Đồng thời đổi tên các loại công chức cho phù hợp với Luật Cán bộ, công chức:

+ Ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương đổi tên loại A3 thành A1; gộp nhóm 1 và nhóm 2 thành 1 nhóm, có 6 bậc (bớt 1 bậc ở nhóm 1 như hiện nay).

+ Ngạch chuyên viên chính và tương đương: đổi tên loại A2 thành B; gộp nhóm 1 và nhóm 2 thành 1 nhóm; có 8 bậc (bớt 1 bậc ở nhóm 1 như hiện nay).

+ Ngạch chuyên viên và tương đương: Đổi tên loại A1 thành loại C1 có 9 bậc.

+ Ngạch cao đẳng: Đổi tên loại A0 thành loại C2, có 10 bậc.

+ Ngạch nhân viên: Đổi tên loại B và loại C thành loại D, trong đó có 2 nhóm, gồm: Nhóm D (loại B cũ); nhóm D2 (gộp nhóm C1, C2, C3 cũ).



Thực hiện chế độ nâng bậc thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn hiện nay.



Với phương án này, theo Bộ Nội vụ, sẽ không làm xáo trộn bảng lương hiện hành, giữ ổn định khi xếp lương cũ sang mới. Tuy nhiên, do chỉ có một số bậc lương theo thâm niên nên phải tiếp tục duy trì chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung, nên thực chất là bậc lương kéo dài nhưng không được xét hưởng trước thời hạn như chế độ nâng lương.



- Phương án 2: Thiết kế bảng lương theo nguyên tắc, mỗi ngạch công chức chỉ có một mức lương, bãi bỏ chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung.



Với phương án này sẽ bỏ được chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung và đảm bảo quyền lợi công chức mà không bị quy định quá nhiều bậc lương, không bị hiểu nhầm là có “bậc treo”. Đồng thời thể hiện rõ quy định tiền lương theo mỗi vị trí việc làm.



Tuy nhiên, cần phải thay đổi quy định về chế độ, chính sách với cán bộ, công chức gắn với ngạch, bậc lương.



Với cán bộ, công chức lãnh đạo



- Phương án 1: Thiết kế bảng lương chức vụ đối với các chức danh từ Bộ trưởng trở lên và cán bộ cấp xã chưa qua đào tạo. Các chức danh cán bộ và công chức giữ chức danh lãnh đạo còn lại xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo như hiện nay.



Quy định các nhóm chức danh của cán bộ và công chức giữ chức danh lãnh đạo tương đương nhau trong hệ thống chính trị ứng với một ngạch trong bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ.



Với phương án này, Bộ Nội vụ nhận định, sẽ không làm xáo trộn hệ thống thang, bảng lương hiện hành, thuận lợi cho điều động, luân chuyển cán bộ. Nhưng lại phải quy định thêm các ngạch công chức chuẩn ứng với từng nhóm chức danh cán bộ và công chức giữ chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị.



- Phương án 2: Thiết kế 1 bảng lương chức vụ áp dụng cho tất cả chức danh lãnh đạo từ Trung ương đến cấp xã. Mỗi chức danh thiết kế một chức vụ.



Nếu đảm nhiệm thêm chức danh từ nhiệm kỳ 2 thì cứ 5 năm được hưởng thêm 5% lương hiện hưởng. Khi thôi chức danh lãnh đạo để làm công chức chuyên môn thì được bổ nhiệm vào ngạch công chức đã được xếp trước khi xếp lương chức vụ.



Với phương án này, tiền lương được gắn với vụ trí chức danh, tương quan tiền lương thể hiện rõ thứ bậc trong hệ thống chính trị.



Tuy nhiên, nó lại làm xáo trộn tương quan tiền lương trong đội ngũ cán bộ, coong chức. Công chức chuyên môn, nghiệp vụ đang được hưởng mức lương ngạch, bậc thấp được bầu cử hoặc bổ nhiệm làm lãnh đạo có thể tăng đột biến, nên không khuyến khích công chức đi theo con đường chuyên môn, nghiệp vụ.



Bộ Nội vụ cho biết, sẽ ban hành mức lương tối thiểu, là mức lương thấp nhất mà công chức được hưởng, đảm bảo tiền ăn, tiền thuê nhà.

Công chức có tài sẽ được nâng lương nhanh, nhiều

Công chức có tài sẽ được nâng lương nhanh, nhiều
29/09/2011 06:27

(VTC News) – Sẽ nâng tỷ lệ công chức được nâng lương trước thời hạn do làm việc xuất sắc từ 5% lên 10%.

Công chức có tài sẽ được nâng lương nhanh, nhiều
Năm 2012, công chức sẽ đ ược nâng lương.



Để khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức làm tốt việc công, đảm bảo những nhu cầu cơ bản của cuộc sống, Bộ Nội vụ dự kiến đổi mới chế độ nâng bậc lương, nâng ngạch.



Nếu giữ bảng lương như hiện nay thì cứ sau mỗi khoảng thời gian xếp lương ở ngạch (loại A và B: 3 năm, loại C và D: 2 năm) và hoàn thành nhiệm vụ được giao thì nâng 1 bậc lương.



Nếu thiết kế bảng lương theo phương án mỗi ngạch có 1 bậc lương thì cứ sau mỗi khoảng thời gian xếp lương ở ngạch (3 năm với loại A, B, C và 2 năm với loại D) và hoàn thành nhiệm vụ thì được hưởng thêm 5% mức lương hiện hưởng.



Sẽ sửa đổi thời gian nâng lương trước 1 năm khi thông báo nghỉ hưu.



Nâng tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được nâng lương do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lên từ 5% thành 10%. Từ đó tạo điều kiện cho họ lập nhiều thành tích, khuyến khích những người có tài được nâng lương nhanh.



Đặc biệt, thời gian cán bộ, công chức nữ mang thai và nghỉ thai sản sẽ được điều chỉnh và quy định theo pháp luật và luật bảo hiểm xã hội (dự kiến sửa đổi từ 4 tháng lên 6 tháng). Thời gian đó được tính là thời gian hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, sẽ được cộng với thành tích trong thời gian giữ bậc còn lại để ưu tiên xét nâng bậc trước thời hạn.



Đánh giá về điều chỉnh này, TS Nguyễn Hữu Dũng, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho rằng: “Đây là phương án đổi mang đậm tính nhân văn của những người quân tử”.

Trung Quốc phóng tàu lên vũ trụ

KHOA HỌC
Thứ sáu, 30/9/2011, 07:57 GMT+7
Facebook Twitter Google Bookmarks E-mail Bản In
Trung Quốc phóng tàu lên vũ trụ
Trung Quốc hôm qua phóng thành công module thử nghiệm đầu tiên ngay trước dịp kỷ niệm quốc khánh nước này, để chuẩn bị cho việc xây dựng trạm vũ trụ.
> Trung Quốc sắp phóng tàu vào không gian
> Trung Quốc phóng vệ tinh chuyển tiếp dữ liệu
Thiên Cung-1 được phóng lên
Thiên Cung-1 được phóng lên từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền. Ảnh: Xinhua

Thiên Cung-1 (Tiangong-1) được phóng đi bằng tên lửa đẩy Trường Chinh-2FT1 vào khoảng 21h15 theo giờ địa phương tại sa mạc Gobi phía tây bắc Trung Quốc, AFP đưa tin. Module không người lái nặng khoảng 8,5 tấn sẽ tiến hành một số cuộc thử nghiệm về các hoạt động trong không gian, như những bước đầu tiên để tiến tới việc thiết lập một trạm vũ trụ vào năm 2020.

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo hôm qua có mặt tại Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc, để theo dõi quá trình đưa Thiên Cung-1 lên quỹ đạo. Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào theo dõi quá trình này tại một trung tâm kiểm soát các chuyến bay vũ trụ đặt tại thủ đô Bắc Kinh, Xinhua cho hay.

Khoảng 10 phút sau khi được phóng đi, Thiên Cung-1 đã tách thành công khỏi tên lửa đẩy tại độ cao khoảng 200 km, trước khi mở được hai tấm pin năng lượng mặt trời của nó.

Trung Quốc coi chương trình vũ trụ đầy tham vọng của mình là một biểu tượng của tầm vóc toàn cầu mà nước này sở hữu. Các báo lớn của Trung Quốc dành nhiều trang để nói về sự kiện Thiên Cung-1 suốt nhiều ngày qua, và coi đây là một cột mốc quan trọng đối với cường quốc phương Đông.
Ảnh quá trình phóng Thiên Cung-1

Trong khi đó, các chuyên gia Mỹ tỏ ra khá dè dặt trong phản ứng về vụ phóng thành công module không người lái của Trung Quốc. "Thiên Cung-1 là một bước tiếp theo của nỗ lực chậm mà chắc của Trung Quốc, nhằm có được khả năng thực hiện các chuyến bay có con người vào vũ trụ", Xinhua dẫn lời John Logsdon, một chuyên gia chính sách vũ trụ tại trường đại học George Washington. "Bản thân sự kiện này chưa phải là một bước tiến đáng kể, nhưng nó thật sự quan trọng đối với việc xác định các điểm gặp trong vũ trụ và các công nghệ kết nối tàu vũ trụ của Trung Quốc".

Thiên Cung-1, có vòng đời hai năm trong không gian, sẽ tiếp nhận phi thuyền không người lái Thần Châu 8 vào cuối năm nay, trong sự kiện được coi là sự kết nối trong không gian đầu tiên của Trung Quốc. Nếu sự kiện này diễn ra thành công, Thiên Cung-1 sẽ được lắp ghép với hai phi thuyền nữa, gồm Thần Châu IX và Thần Châu X, trong năm 2012. Cả hai tàu vũ trụ này đều sẽ mang theo ít nhất một nhà du hành vũ trụ.
Video phóng Thiên Cung-1

Kết nối trong không gian là một công nghệ không dễ làm chủ, do hai vật thể được lắp ghép cần phải kết hợp một cách từ từ nhằm tránh làm hư hại lẫn nhau, trong điều kiện được đặt trong cùng một quỹ đạo và quay quanh trái đất với tốc độ khoảng 28.000 km/giờ.
Ba bước quá trình Thiên Cung-1 được lắp ghép với các tàu vũ trụ Thần Châu trong tương lai. Đồ họa: Xinhua

Nhà nghiên cứu người Pháp Isabelle Sourbes-Verger cho rằng một hệ thống lắp ghép hoàn thiện và chính xác sẽ giúp Trung Quốc có được một cơ hội lớn, để một ngày nào đó tiếp cận với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Tuy nhiên, bà Sourbes-Verger cũng thận trọng nhận định rằng việc này chưa thể xảy ra trong vòng 5 năm tới.

Sau những tiến bộ vượt bậc trong 30 năm phát triển kinh tế thần tốc, Trung Quốc đã có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực vũ trụ. Năm 2003, nước này lần đầu tiên đưa được công dân của mình vào vũ trụ, khi nhà du hành Dương Lợi Vĩ cùng tàu Thần Châu 5 có chuyến bay thành công vào không gian. Nếu Trung Quốc lắp ghép thành công các thiết bị vũ trụ vào cuối năm nay, họ sẽ làm được điều mà Mỹ và Nga trước đây từng đạt được.

Trung Quốc đặt mục tiêu hoàn thành trạm vũ trụ đầu tiên của mình vào năm 2020. Đó sẽ là nơi các nhà du hành vũ trụ có thể sống và làm việc nhiều tháng, giống như tại ISS và trạm vũ trụ Mir của Nga. Trung Quốc còn đang lên kế hoạch đưa người lên mặt trăng, nhưng chưa ấn định thời gian cụ thể cho việc này.

Phan Lê

Thủ tướng yêu cầu làm rõ lỗ lãi trong kinh doanh xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu làm rõ lỗ lãi trong kinh doanh xăng dầu
Bộ Tài chính - Công Thương cần phối hợp chặt chẽ và chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát việc điều chỉnh giá của doanh nghiệp xăng dầu; đồng thời công khai yếu tố hình thành giá và việc lỗ lãi của các nhà nhập khẩu.
> Hai bộ tranh cãi về giá xăng
> Thứ trưởng Bộ Công Thương trần tình về xăng dầu
Sẽ minh bạch chuyện lỗ lãi trong kinh doanh xăng dầu. Ảnh: Hoàng Hà.

Đó là ý kiến kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Chính phủ ngày 26/9, sau gần một tuần xảy ra cuộc tranh luận gay gắt giữa lãnh đạo 2 bộ Tài chính - Công Thương. Tại cuộc họp này, các cơ quan chức năng cũng báo cáo Thủ tướng việc thực hiện Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu, sau 2 năm có hiệu lực.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, các hoạt động điều hành kinh doanh xăng dầu cần nhất quán từng bước theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Theo đó, các doanh nghiệp được quyền tự quyết giá bán lẻ xăng dầu khi giá thế giới biến động dưới 7%. Còn khi giá biến động tăng trên 7%, Liên bộ Tài chính - Công Thương sẽ xem xét các mức tăng mà doanh nghiệp kiến nghị để quyết định giá bán...

Thủ tướng cũng yêu cầu các đơn vị chức năng công bố các yếu tố hình thành giá, chi phí và kết quả kinh doanh, các con số lỗ lãi của doanh nghiệp. Các số liệu này cần được công bố công khai và rõ ràng để đông đảo người tiêu dùng được biết.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ đạo 2 bộ Tài chính - Công Thương phối hợp chặt chẽ với nhau, đồng thời chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc điều chỉnh giá của các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, công bố công khai phương án giá được áp dụng theo đúng quy định. Các doanh nghiệp khi điều chỉnh giá bán lẻ cũng cần thực đúng Nghị định 84 trên cơ sở bám sát diễn biến của thị trường thế giới.

Các đơn vị chức năng, cơ quan có thẩm quyền cần thường xuyên phối hợp kiểm soát giá xăng dầu. Đồng thời chủ động xử lý các khó khăn, vướng mắc và những vấn đề phát sinh. Trong trường hợp vượt thẩm quyền cần báo cáo, kiến nghị Thủ tướng xử lý kịp thời, không để thị trường biến động xấu và quyền lợi tiêu dùng bị ảnh hưởng.

Những bất cập trong quản lý, điều hành giá xăng dầu được dư luận xôn xao từ nhiều tháng trước và lên đến cao trào khi Bộ Tài chính tổ chức đối thoại trực tiếp có sự góp mặt của các bộ ngành, doanh nghiệp, chuyên gia và báo chí. Cuộc họp mục đích ban đầu là để trưng cầu ý kiến sao cho việc điều hành giá bán lẻ xăng dầu được tốt hơn, nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng trên cơ sở gỡ khó cho doanh nghiệp. Thế nhưng, cuộc họp đã biến thành buổi tranh luận khá gay gắt giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp và chính giữa các nhà hoạch định chính sách với nhau.

Hồng Anh

Việt Nam xếp hạng 73 thế giới sau Hoa hậu Hoàn vũ 2011

Việt Nam xếp hạng 73 thế giới sau Hoa hậu Hoàn vũ 2011

Cập nhật 03:25:45 - 29/09/2011
Với sự đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ 2011 của Leila Lopes, Angola tăng 10 bậc và hiện xếp thứ 50 trên bảng xếp hạng nhan sắc thế giới. Còn Việt Nam xếp hạng 73 thế giới khi Hoàng My không ghi được điểm nào tại HHHV vừa qua.


Leila Lopes giúp Angola ghi 200 điểm và có mặt trong Top 50

Trang web Globalbeauties vừa cập nhật điểm số cũng như thứ hạng các nước sau cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2011. Theo như cách tính điểm mới thay đổi của tổ chức này, đăng quang danh hiệu hoa hậu sẽ nhận được 100 điểm, á hậu 1 được 70 điểm, á hậu 2 được 50 điểm, từ các vị trí tiếp theo trong vòng chung kết (á hậu 3, 4, 5, 6 nếu có) sẽ nhận cùng số điểm là 35. Còn những người đẹp chỉ lọt vào bán kết đều nhận được điểm số 20 như nhau. Riêng các giải phụ người chiến thắng sẽ có 3 điểm. Một thay đổi lớn là bất cứ thí sinh nào tham gia sẽ không nhận được 1 điểm như trước đây.

Riêng cuộc thi Hoa hậu Thế giới và Hoa hậu Hoàn vũ có chất lượng cũng như uy tín cao hơn nên điểm số sẽ được nhân đôi. Các cuộc thi còn lại trong hệ thống Grand Slam là Hoa hậu Trái đất, Hoa hậu Quốc tế, Hoa hậu Siêu Quốc gia và Nữ hoàng Du lịch Quốc tế không được nhân hệ số.


Các quốc gia trong top 5 đều có điểm số cao

Với sự thay đổi đó, cuộc thi Hoa hậu năm nay sau khi kết thúc các quốc gia lập thành tích đã ghi được những điểm số như sau: Angola (200 điểm), Ukraine (140), Brazil (100), Philippines (70), Trung Quốc (70), Úc (40), Costa Rica (40), Pháp (40) , Panama (46), Bồ Đào Nha (40), Colombia (40), Kosovo (40), Hà Lan (40), Puerto Rico (40), Mỹ (40), Venezuela (40).

Ngoài ra, Montenogro và Thụy Điển sẽ có thêm 6 điểm cho mỗi nước vì thành tích giành được hai giải phụ là Hoa hậu Ảnh (Thụy Điển) và Hoa hậu Thân thiện (Montenogro). Riêng Panama lọt vào bán kết và giành được giải phụ Trang phục Dân tộc đẹp nhất nên có được 46 điểm chung cuộc.



Bồ Đào Nha ghi được những điểm số quan trọng sau một thời gian "trắng tay"

Với điểm số này, Angola tăng 10 bậc trên bảng xếp hạng và hiện tại đang đứng ở vị trí 50 trong bảng xếp hạng chung cuộc. Angola là quốc gia thứ 2 của châu Phi có mặt top trong 50 sau Nam Phi (hạng 10). Dựa vào bảng xếp hạng này có thể thấy châu Phi vẫn là châu lục ít được đánh giá cao tại các cuộc thi nhan sắc.

Bên cạnh đó, Bồ Đào Nha cũng xuất sắc tăng 5 bậc và đang ở vị trí 74. Kosovo cũng tăng 4 bậc hiện đang đứng vị trí thứ 94. Điều đáng nói tuy chỉ mới tham gia 4 kì Hoa hậu Hoàn vũ nhưng Kosovo lại có đến 3 lần lọt vào bán kết và từng đoạt danh hiệu Á hậu 2 năm 2009.



Hoa hậu Mỹ năm nay dù không được thành tích cao nhưng Mỹ vẫn xếp hạng đầu bảng

Tuy nhiên, với cách tính điểm mới này khiến cho các quốc gia mới tham dự các cuộc thi nhan sắc gần đây sẽ có vị trí thấp so với những nước tham dự và giành được thành tích cao từ 50, 60 năm trước cho tới nay. Vì thế, trong danh sách top 10 quốc gia đứng đầu thì sẽ có những nước không mấy được chú ý và giành được thành tích cao những năm gần đây. Top 10 hiện tại theo thứ tự là: Mỹ, Venezuela, Anh quốc, Brazil, Colombia, Ấn Độ, Thụy Điển, Australia, Phần Lan và Nam Phi.

Tại khu vực châu Á, Ấn Độ vẫn là cường quốc số 1 nhờ giành được những chiến thắng vang dội từ những năm trước đây. Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước có thành tích tốt trong những năm qua khi họ luôn có mặt trong top 40. Riêng Trung Quốc là nước khá thành công với những bước tiến rất vững chắc khi luôn giành được vị trí cao tại các cuộc thi những năm gần đây. Hiện Trung Quốc đang xếp ở vị trí thứ 40.



Hoàng My dù thể hiện rất tốt nhưng không ghi được điểm nào cho Việt Nam

Việt Nam hiện tại đang xếp ở vị trí thứ 73 (thứ hạng khá thấp so với cách tính điểm trước kia) với số điểm 321. Số điểm của Việt Nam có được bao gồm 160 điểm từ cuộc thi Hoa hậu Thế giới (do Mai Phương, Nguyễn Thị Huyền, Mai Phương Thúy và Hương Giang mang về từ thành tích lọt vào bán kết). 40 điểm từ cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ khi Thùy Lâm xuất sắc lọt vào bán kết năm 2008. Và hoa hậu Diễm Hương mang về 23 điểm cho thành tích lọt vào bán kết Hoa hậu Trái đất 2010 (20 điểm) và giành được giải phụ Hoa hậu Bikini (3 điểm). Bên cạnh đó, Việt Nam còn được 58 điểm từ cuộc thi Hoa hậu Siêu quốc gia do Thu Mây mang về 35 điểm (á hậu 3 năm 2011) và Chung Thục Quyên (20 điểm lọt vào bán kết và 3 điểm cho Trang phục Dân tộc đẹp nhất 2009). Người đẹp Ngân Hà cũng góp cho nhan sắc Việt 20 điểm nhờ thành tích lọt vào bán kết Nữ hoàng Du lịch Quốc tế 2004.


Cuộc thi Hoa hậu Thế giới là nơi người đẹp Việt thể hiện thành công nhất

Với số điểm này, Việt Nam đang xếp dưới Malaysia (hạng 61) nhưng xếp trên Singapore (hạng 81) và cả Indonesia (hạng 103) ở khu vực Đông Nam Á. Hi vọng trong thời gian tới những người đẹp Việt sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công mang về cho Việt Nam thứ hạng cao trên đấu trướng sắc đẹp quốc tế.

(Nguồn ảnh: VnMedia.vn)

Thực hiện: / Nguồn: VnMedia.vn

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

'Giáo dục Việt Nam đang đào tạo ngược'

'Giáo dục Việt Nam đang đào tạo ngược'
Cập nhật lúc :9:49 AM, 28/09/2011
(ĐVO) Đó là nhận xét của bà Nguyễn Thị Bình, Nguyên Phó chủ tịch nước tại "Toạ đàm khoa học về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” diễn ra tại Hà Nội hôm qua.
Bà Nguyễn Thị Bình, Nguyên Phó chủ tịch nước cho rằng, giáo dục nước ta đang có những quy trình đào tạo ngược, vô lý và khúc mắc trong nhiều khâu. Đặc biệt là ở chương trình đào tạo ĐH.

“Người ta không thể cắt nghĩa nổi sự gia tăng ồ ạt về số lượng các trường trong mấy năm vừa qua. Chỉ từ năm 2006 đến 2010 chúng ta đã mở thêm 64 trường ĐH và CĐ trong khi các trường hiện có vẫn thiếu giảng viên có trình độ trên ĐH. Vậy làm gì có chất lượng đào tạo ở giáo dục đại học? Hơn nữa, không ít giáo sư, phó giáo sư vẫn phải chạy sô với số giờ dạy vượt xa mức quy định, thì làm gì có thời gian dành cho nghiên cứu khoa học”, bà Bình nói.

Cũng theo bà Bình, trước đây ngành giáo dục đã có chủ chương “mở rộng đầu vào, sàng lọc trong quá trình đào tạo, thắt chặt đầu ra”. Quy trình này được đánh giá là rất hợp lý, phù hợp với một nền giáo dục tiên tiến nhưng nó đã bị gỡ bỏ và các ĐH - CĐ đang thực hiện quy trình đảo ngược: “Thắt chặt đầu vào, đã vào là tốt nghiệp”. Tuy nhiên, trong năm học này, các trường đã nới lỏng cả đầu vào nhưng vẫn phải đối mặt với bài toán thiếu sinh viên và nguy cơ đóng cửa một số ngành đào tạo.

Do đó, theo nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, muốn giáo dục đổi mới căn bản, toàn diện nhất thiết phải thay đổi cách nghĩ, cách làm giáo dục.

Sách giáo khoa vừa thừa vừa thiếu

Theo đánh giá của hầu hết các chuyên gia giáo dục tham gia tọa đàm, hướng dẫn giảm tải của Bộ GD – ĐT chưa thực tế, nội dung sách giáo khoa vẫn còn nhiều bất cập.

Các chuyên gia giáo dục hàng đầu Việt Nam "hiến kế" chấn hưng nền giáo dục nước nhà.

Theo phó giáo sư, tiến sĩ Trần Quốc Toản, Bộ GD - ĐT mới chỉ dừng lai ở giảm tải về khối lượng và độ khó kiến thức, những phần trùng lặp chứ chưa dựa trên những nghiên cứu thấu đáo về tương quan giữa: Giáo dục nhân cách, cung cấp kiến thức và giáo dục kỹ năng? Do đó, việc thực hiện giảm tải mới chỉ là hình thức “chữa cháy”, chưa đạt được những mục tiêu quan trọng hơn đối với giáo dục phổ thông.

Cùng ý kiến, ông Nguyễn Đăc Hưng cho rằng: Chương trình sách giáo khoa ở bậc phổ thông sau khi "giảm tải" vẫn không có tính chất ổn định, vừa nặng, vừa thừa những nội dung không còn giá trị sử dụng lại thiếu tính khoa học và những nội dùng cần thiếu cho cuộc sống.

Vì vậy, ông Hưng đề xuất, giảm tải chương trình sách giáo khoa cần có một lộ trình thích hợp. Bộ GD phối hợp với các nhà giáo dục nghiên cứu làm thế nào để sách giáo khoa vừa phù hợp vừa sử dụng được lâu dài để không gây tốn kém. Bên cạnh đó phải xiết chặt việc xuất bản các sách tham khảo ăn theo tránh gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh và cả học sinh.

Nguyên chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đồng tình với các ý kiến trên và lo ngại, cách cắt xén chương trình để “giảm tải” cập rập như vừa thực hiện đầu năm học này, sẽ khiến việc làm chương trình sắp tới khó bảo đảm được chất lượng như mong muốn.

“Cần phải rũ bỏ mọi hình thức áp đặt ngay cả đối với sách giáo khoa. Cần thiết phải có nhiều bộ sách giáo khoa chứ không phải 1 bộ duy nhất như hiện nay. Vì có sự khác biệt về trình độ phát triền giữa các vùng miền (chưa thể thu hẹp trong một thời gian ngắn) và sự đa dạng về văn hoá trong cộng đồng 54 dân tộc anh em (cần được bảo tồn và phát triển) cho nên trong cuộc cải cách sắp tới phải có những phương án xử lý khác nhay đối với chương trình giáo dục phổ thông cũng như cần có nhiều bộ sách giáo khoa”, bà Bình “hiến kế”.

Giáo sư Hoàng Tụy cũng cho rằng, điều chỉnh cục bộ, qua cơ chế phản hồi, kiểu như đổi mới vụn vặn mấy năm qua chẳng những không có tác dụng mà còn có thể làm tình hình tồi tệ, rối ren thêm. Lối ra duy nhất lúc này là cải tạo cấu trúc, xây dựng lại từ gốc, thay đổi cả thiết kế hệ thống. "Bốn vấn đề cơ bản cần phải làm là: thay đổi cơ bản cách học và thi; Cải cách mạnh mẽ hệ thống giáo dục phổ thông và dạy nghề; Cải cách mạnh mẽ, hiện đại hóa đại học, thay đổi chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo chức", ông Tụy ý kiến.

"Không để giáo viên sống bằng nghề khác"

Một trong những vấn đề chủ chốt để phát triển giáo dục là đội ngũ cán bộ giáo viên, trong khi đó, theo đánh giá của các chuyên gia đội ngũ này chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn.

Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nghiêm Đình Vì, Ban Tuyên giáo Trung ương, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo chưa có quy hoạch chiến lược, dài hạn cho toàn ngành. Đội ngũ giảng viên sư phạm vẫn còn thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ, tính tỷ lệ tiến sĩ trong các trường cao đẳng sư phạm, ĐH sư phạm vẫn thấp hơn so với tỷ lệ chung của giáo dục đại học. Do đó, chưa tạo nên bước đột phá đáng kể về chất lượng đào tạo.

"Cần sớm xây dựng Chiến lược phát triển ngành Sư phạm; tiếp tục nghiên cứu mô hình đào tạo giáo viên trong quá trình hội nhập quốc tế; tiến hành đào tạo giáo viên theo hướng tích hợp ở các trường ĐH sư phạm. Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào đổi mới chương trình và sách giáo khoa THPT", ông Vì kiến nghị.

Về vấn đề này, nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đề nghị: “Phải sớm cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và phải thay đổi chính sách đãi ngộ để nhà giáo sống được bằng lương và các khoản phụ cấp nghề nghiệp chứ không để các thầy cô giáo sống bằng dạy thêm hoặc bằng một nghề nào khác”.

Đồng tình với các ý kiến trên, giáo sư Hoàng Tụy nhấn mạnh: "Không có khâu quản lý nào thể hiện rõ hơn quyết tâm chấn hưng giáo dục bằng chính sách đối với người thầy giáo".

Giáo sư Vũ Ngọc Hải, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cũng cho rằng, cần chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục theo giải pháp then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục.Trong đó, cần có chính sách đặc biệt nhằm thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có uy tín và kinh nghiệm trong và ngoài nước, đặc biệt là người Việt Nam ở nước ngoài về nước tích cực tham gia quản lý, giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Có chính sách học bổng đặc biệt để thu hút học sinh giỏi vào học ngành sư phạm.
Khánh Tường

Đề nghị truy tố 9 cựu lãnh đạo thuộc Vinashin

27/09/2011 | 11:24
Đề nghị truy tố 9 cựu lãnh đạo thuộc Vinashin
Dân Việt - Ngày 26.9, cơ quan ANĐT, Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại tập đoàn Vinashin.

* >> “Gia đình trị” ở Vinashin
* >> Vụ Vinashin: Chuyển 9 sai phạm sang cơ quan điều tra

Cơ quan an ninh đề nghị truy tố 9 cựu lãnh đạo tập đoàn Vinashin về hành vi trên.

Các bị can bị đề nghị truy tố gồm: Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin; Trần Quang Vũ, nguyên Tổng giám đốc (TGĐ) Vinashin; Trần Văn Liêm, nguyên Trưởng ban kiểm soát Vinashin; Nguyễn Tuấn Dương, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Cửu Long; Tô Nghiêm, nguyên Chủ tịch Công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thủy Cái Lân; Trịnh Thị Hậu, nguyên TGĐ Công ty tài chính MTV công nghiệp tàu thủy; Hoàng Gia Hiệp, nguyên Phó TGĐ Công ty Tài chính MTV Công nghiệp tàu thủy; Nguyễn Văn Tuyên, nguyên TGĐ Công ty CP công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh; Đỗ Đình Côn, nguyên Phó TGĐ Công ty CP công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh.

Theo kết luận điều tra, đầu năm 2003, Vinashin tổ chức đấu thầu dự an xây dựng NMNĐ diezel Cái Lân tại Quảng Ninh với tổng mức đầu tư gần 508 tỉ đồng. Mặc dù có 4 nhà thầu cùng tham gia nhưng ông Phạm Thanh Bình và ông Tô Nghiêm đã bàn bạc giúp cho nhà thầu Na Uy trúng thầu, trong khi ông Bình biết nhà thầu này chào bán công nghệ máy móc thiết bị đã qua sử dụng lắp đặt tại Trung Quốc, không đúng thông số kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế.

Ngoài ra, ông Bình còn chỉ đạo ông Nghiêm thanh toán số tiền trên 3,5 triệu USD cho nhà thầu khi dự án chưa hoàn thành, chưa chạy thử tải. Sau khi dự án này thực hiện xong, do máy móc thiết bị quá đát nên liên tục bị thua lỗ, đến năm 2009 phải dừng hoạt động, thiệt hại khoảng 66 tỉ đồng. Tương tự, tại dự án xây dựng NMNĐ Sông Hồng, ngoài việc nhập máy móc công nghệ cũ, lạc hậu, các bị can có liên quan còn thông đồng nhau làm hồ sơ giả để rút tiền từ nguồn trái phiếu quốc tế….

Trước đó, năm 2001, Vinashin mua tàu MV Rayna từ Campuchia với giá 1,22 triệu USD để phá dỡ bán sắt vụn nhưng sau đó thấy chất lượng còn tốt nên hoán cải thành tàu hút bùn lấy tên là Bạch Đằng Giang và giao cho Công ty tàu Viễn Dương khai thác, quản lý. Đến năm 2005, Vinashin cho Công ty Viễn Dương vay 106 tỉ đồng trích từ trái phiếu quốc tế để tiếp tục hoán cải.

Tiếp đó, ông Bình ký quyết định bàn giao lại con tàu này cho Công ty Nam Triệu quản lý và lên phương án hoán cải thành khách sạn nổi 4 sao. Nhưng sau đó, do chi phí hoán cải quá cao nên Công ty Nam Triệu lập tờ trình xin bán tàu. Do không có người mua, cuối cùng ông Trần Quang Vũ quyết định bán thanh lý vỏ tàu với giá hơn 66 tỉ đồng dù phương án này chưa được Vinashin phê duyệt. Hành vi của ông Vũ được xác định là đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 27 tỉ đồng.

Đối với dự án tàu Bình Định Star, cơ quan ANĐT cũng xác định, các bị can liên quan đã cấu kết nhau ký duyệt giải ngân hàng chục tỉ đồng từ nguồn vốn phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ mà không thẩm định hồ sơ vay vốn, chưa được Hội đồng quản lý nguồn vốn phê duyệt, khiến dự án này mất khả năng thu hồi vốn, thiệt hại hơn 2 triệu USD.

Đặc biệt trong vụ án này, ông Phạm Thanh Bình bị cơ quan điều tra xác định có nhiều sai phạm đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến nhiều dự án trong dự án mua tàu cao tốc Hoa Sen, trên cơ sở đề nghị của Vinashin, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo cho tập đoàn này đóng mới tàu biển cao tốc chở khách Bắc Nam.

Tuy nhiên, ông Bình đã không thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng cho các thành viên HĐQT, tự ý mua tàu Hoa Sen là tàu cũ của Ý để làm tàu chở khách. Không dừng lại ở đó, trong việc mua sắm con tàu này, cơ quan ANĐT cũng phát hiện hàng loạt sai phạm khác như quyết định phê duyệt dự án đầu tư mua tàu trước khi lập và thẩm định dự án, không làm thủ tục thẩm tra để được cấp giấy chứng nhận đầu tư, không thực hiện chào hàng cạnh tranh.

Hậu quả, tàu Hoa Sen được đầu tư trên 65 triệu euro nhưng chỉ chạy được 39 chuyến Bắc - Nam thì phải dừng lại vì hoạt động không hiệu quả, gây thiệt hại gần 470 tỉ đồng. Trong khi chưa báo cáo Thủ tướng, chưa có ý kiến thẩm định của các cơ quan chức năng thì ông Bình đã vội vã phê duyệt thực hiện xây dựng NMNĐ Sông Hồng.

Dẫn đến hậu quả dự án bị đình chỉ bởi cơ quan chức năng xác định nhập công nghệ lạc hậu, gây thiệt hại trên 313 tỉ đồng. Liên quan đến vụ án này còn có 2 bị can bỏ trốn, đang bị truy nã quốc tế là Giang Kim Đạt (nguyên Trưởng phòng Kinh doanh Công ty vận tải Viễn Dương Vinashin) và Hồ Ngọc Tùng (nguyên TGĐ Công ty tài chính MTV công nghiệp tàu thủy).

Hiện cơ quan ANĐT đang tiếp tục làm rõ một số hành vi sai phạm khác của các bị can, trong đó đáng chú ý là hành vi “Tham ô tài sản”.

Thắng Quang

Thứ trưởng Cao Minh Quang "trả đũa" doanh nghiệp?

28/09/2011 | 06:38
Thứ trưởng Cao Minh Quang "trả đũa" doanh nghiệp?
(Dân Việt) - BV Pharma đã có đơn tố cáo Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang và cho rằng: Ông Quang đã “trả đũa” BV Pharma vì dám “đòi nợ rát quá” bằng cách tung tin BV Pharma có vấn đề trong sử dụng tiền chất PSE.

* >> Bằng của ông Cao Minh Quang chưa phải tiến sĩ

Và từ đó, chỉ trong vòng một tháng đã có 3 đoàn thanh tra, kiểm tra vào kiểm tra BV Pharma. Và mới đây nhất, trong những ngày cuối tháng 9 này, lại tiếp tục có một đoàn công tác thứ tư của Bộ Công an và Bộ Y tế tiếp tục vào kiểm tra BV Pharma cũng với thông tin liên quan đến việc sử dụng tiền chất PSE.

Như vậy là chỉ trong vòng gần 2 tháng qua, đã có đến 4 đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành, đoàn công tác của Bộ Công an, Bộ Y tế đã đến Công ty cổ phần BV Pharma làm việc, xác minh các vấn đề liên quan đến đơn tố cáo và thông tin trên một số tờ báo về tiền chất PSE.


Tố cáo vô căn cứ

Theo thông tin từ một tờ báo số ra ngày 26.9 vừa qua, có 8 doanh nghiệp dược tố cáo ông Trương Quốc Cường - Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), ưu ái cho Công ty CP dược phẩm BV Pharma nhập khẩu nhiều tấn tiền chất pseudoephedrine (PSE) để sản xuất thuốc cảm cúm và bất thường của Cục Quản lý dược trong việc cấp phép mua tiền chất PSE.

Liên quan đến tiền chất này, mới đây, Đoàn công tác của Bộ Y tế và Bộ Công an đã có buổi làm việc với BV Pharma nhằm xác minh "các vấn đề liên quan đến đơn tố cáo phản ánh liên quan việc xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh nguyên liệu PSE, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa chất PSE của Công ty cổ phần BV Pharma".

Thế nhưng, một lần nữa, Đoàn công tác của Bộ Công an và Bộ Y tế lại kết luận BV Pharma làm đúng theo các quy định của pháp luật. Qua kiểm tra, Đoàn công tác đã có kết luận sơ bộ BV Pharma cơ bản thực hiện việc xin cấp số đăng ký sản xuất thuốc thành phẩm có chứa PSE dạng phối hợp theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Bộ Y tế.

Công ty đã thực hiện việc dự trù, nhập khẩu, mua, bảo quản, giao nhận vận chuyển và đưa nguyên liệu PSE vào sản xuất thuốc thành phẩm có chứa PSE ở dạng phối hợp đã có số đăng ký theo đúng các quy định của Bộ Y tế. Khi kiểm tra hồ sơ kinh doanh, xuất bán thuốc thành phẩm dạng phối hợp đối với các công ty phân phối, đoàn công tác đã kết luận BV Pharma đảm bảo đủ các thủ tục và thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Trao đổi với phóng viên ngày 27.9, ông Nguyễn Quốc Dũng - Tổng Giám đốc BV Pharma bức xúc: "Ai cố tình vu khống, tung tin BV Pharma bán nguyên liệu PSE ra thị trường và xuất khống hóa đơn? Ai tố cáo BV Pharma có vấn đề trong xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh nguyên liệu PSE, để BV Pharma phải liên tiếp đón tới 4 đoàn thanh, kiểm tra chỉ vòng 2 tháng qua? Đề nghị các cơ quan chức năng sớm làm rõ. BV Pharma đang xem xét tiến hành thủ tục khởi kiện những ai cố tình vu khống BV Pharma".

Doanh nghiệp lao đao

Theo ông Nguyễn Quốc Dũng, Đoàn công tác của Bộ Công an và Bộ Y tế đã đến BV Pharma để xác minh các vấn đề liên quan đến đơn tố cáo về việc xuất nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh nguyên liệu PSE, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa PSE, đồng thời trực tiếp kiểm tra kho nguyên liệu, kho thành phẩm và khu vực sản xuất của BV Pharma.

Đoàn công tác của Bộ Công an, Bộ Y tế đã yêu cầu BV Pharma cung cấp tài liệu, giải trình các nội dung đã nêu trên.

Tại buổi làm việc, ông Dũng cho biết trong thời gian qua, công ty liên tiếp phải làm việc với 3 đoàn kiểm tra, thanh tra của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Y tế và Cục An ninh chính trị nội bộ (A83), Bộ Công an.

Các đoàn kiểm tra đều kết luận Công ty BV Pharma thực hiện đúng các quy định tại thông tư 11/2010/TT-BYT của Bộ Y tế về việc sản xuất và kinh doanh thuốc có nguyên liệu tiền chất và không bán nguyên liệu tiền chất PSE ra ngoài. Tuy nhiên, sau đó công ty và một số nhân viên vẫn tiếp tục phải làm việc nhiều lần với Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA83) Công an TP.HCM.
Căn cứ vào hồ sơ, sổ sách, chứng từ lưu tại công ty về số liệu nhập khẩu, mua và sử dụng nguyên liệu để sản xuất đã kiểm tra tính đến thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra, xác minh không phát hiện BV Pharma có bán nguyên liệu PSE ra ngoài thị trường như ông Cao Minh Quang “tố”.

Việc thanh tra, kiểm tra và PA83 mời cán bộ, nhân viên lên làm việc liên tục ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh, sản xuất của công ty. Các khách hàng dè dặt khi làm việc với công ty, ngân hàng dừng cấp các khoản tín dụng cho sản xuất, kế hoạch sản xuất kinh doanh bị đình trệ, nhân viên đi làm trong tâm trạng lo lắng và căng thẳng, nhiều nhân viên xin nghỉ việc...

Vậy những tổn thất này của doanh nghiệp ai sẽ chịu trách nhiệm? Ai sẽ xử lý việc tố cáo và tung tin vô căn cứ để làm hại doanh nghiệp? Đề nghị các cơ quan chức năng sớm làm rõ, cũng như sớm có kết luận về những khuất tất của Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang về những vấn đề mà Báo Nông Thôn Ngày Nay cùng nhiều báo khác đã đưa như: Vay nợ giám đốc doanh nghiệp dược, gian lận bằng cấp, tuổi, tung tin thất thiệt, có dấu hiệu trù dập cán bộ…

Minh Anh - Đức Phúc

Tiến sĩ dỏm chủ trì hội nghị khoa học thật

Tiến sĩ dỏm chủ trì hội nghị khoa học thật
(Dân Việt) - Đã có nhiều ý kiến băn khoăn rằng, với dạng học vị mập mờ kiểu như ông Cao Minh Quang, không biết có đủ tư cách và trình độ để chủ trì một hội nghị về khoa học hay không?

* >> Thứ trưởng Cao Minh Quang bị doanh nghiệp tố cáo
* >> Bằng của ông Cao Minh Quang chưa phải tiến sĩ
* >> Bộ Y tế yêu cầu Thứ trưởng Cao Minh Quang giải trình

Bộ Y tế đã phát hành giấy mời tham dự Hội thảo "Tăng cường quản lý chất lượng dược liệu và thuốc từ dược liệu tại các cơ sở khám chữa bệnh" tổ chức trong 2 ngày 28 và 29.9.2011, tại Lâm Đồng. Trong giấy mời có ghi "chủ trì: Tiến sĩ Cao Minh Quang - Thứ trưởng Bộ Y tế".
Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang

Thế nhưng, cũng thông tin từ Bộ Y tế, hiện Bộ đang chờ ông Quang giải trình về các vấn đề mà báo chí đã nêu trong thời gian qua như: Gian lận bằng cấp, tuổi, vay nợ, trù dập cán bộ...

Theo thông tin mới nhất từ Bộ GDĐT, bằng mà ông Quang tự khai là tiến sĩ dược học chưa phải là bằng tiến sĩ. Vậy thì việc phát hành giấy mời hội thảo có ghi "chủ trì: Tiến sĩ Cao Minh Quang - Thứ trưởng Bộ Y tế" có còn giá trị? Đã có nhiều ý kiến băn khoăn rằng, với dạng học vị mập mờ kiểu như ông Cao Minh Quang, không biết có đủ tư cách và trình độ để chủ trì một hội nghị về khoa học này không?

Có thể, ông Quang dựa vào quy trình xét khiếu nại, đợi Bộ Y tế xác minh trả lời thay; hoặc là ông tự tin rằng "vàng thiệt không sợ lửa", nhưng với dư luận thì "lửa thiệt cũng không sợ vàng". Hơn 80 triệu dân, mà sức khỏe và sinh mệnh của họ có thể bị ảnh hưởng bởi chất lượng "tri thức" của ông, rất cần ông trả lời trên báo chí.

Ông Quang đương kim là Thứ trưởng Bộ Y tế ở Việt Nam thì ông phải chứng minh với người Việt mình là "vàng thật", đừng để độc giả gõ vào Google mấy chữ "thứ trưởng Cao Minh Quang" là hiện ra hàng trăm tin ông có bằng tiến sĩ dỏm.

Thứ trưởng Cao Minh Quang cần phải tự làm sáng tỏ mình để dân chúng có niềm tin rằng, ông không sử dụng bằng dỏm và nhờ một trục quyền lợi nào trong ngành dược để đưa ông lên chức cao. Và từ đó, để chứng minh cho thiên hạ thấy rằng mình cũng đủ tư cách và vị thế để chủ trì một cuộc hội thảo khoa học về dược liệu và thuốc.

Mai Bá Kiếm

Vinashin được kết luận đã làm thất thoát hơn 900 tỷ đồng

Vinashin được kết luận đã làm thất thoát hơn 900 tỷ đồng

E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: Chia sẻ tin lên LinkHay.com
Ý kiến (0)
picture

Riêng việc mua tàu Hoa Sen, Vinashin được kết luận đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 470 tỷ đồng.
▪ BẢO ANH
18:28 (GMT+7) - Thứ Ba, 27/9/2011



Tổng thiệt hai của ngân sách Nhà nước qua vụ án Vinashin được cơ quan an ninh xác định là gần 907 tỷ đồng

Cơ quan anh ninh điều tra (Bộ Công an) vừa kết thúc điều tra vụ án “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).

Theo cơ quan điều tra, ngày 10/8/2005, Thủ tướng đã phê duyệt đề án điều chỉnh phát triển của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (nay là Tập đoàn Vinashin), giai đoạn 2005 - 2010, định hướng đến 2015. Trong đó nêu rõ, hoạt động của Vinashin theo hướng đa ngành, lấy đóng mới và sửa chữa tàu biển là ngành chính, phát triển các ngành nghề khác trên nguyên tắc hỗ trợ cho ngành đóng và sửa chữa tàu biển.

Tuy nhiên, trên thực tế, Vinashin đã phát triển không đúng với đề án, đầu tư tràn lan vào nhiều dự án, cố ý làm trái quy định của nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng.

Kết quả điều tra của cơ quan an ninh cho thấy, với những việc làm sai trái của Vinashin, ngân sách Nhà nước đã bị thiệt hại gần 907 tỷ đồng.

Ngoài việc xác định thiệt hại về tài chính, cơ quan điều tra cũng đề nghị truy tố 9 bị can có liên quan đến vụ án, gồm: Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vinashin; Trần Văn Liêm, nguyên Trưởng ban Kiểm soát Tập đoàn Vinashin; Nguyễn Văn Tuyên, nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh; Nguyễn Tuấn Dương, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Cửu Long; Tô Nghiêm, nguyên Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà; Trịnh Thị Hậu, nguyên Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy; Hoàng Gia Hiệp, nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy; Trần Quang Vũ, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Vinashin và Đỗ Đình Côn, nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh.

Cũng liên quan đến tội danh này, còn có hai bị can đang bỏ trốn, có quyết định truy nã quốc tế nên cơ quan an ninh điều tra tạm đình chỉ điều tra là Giang Kim Đạt, nguyên Trưởng phòng Kinh doanh, Công ty Vận tải viễn dương Vinashin và Hồ Ngọc Tùng, nguyên Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Công nghiệp tàu thủy.

Quá trình điều tra, Cơ quan an ninh cũng đã tách hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” của các bị can để điều tra, xử lý tại giai đoạn 1 của vụ án này.

Các sai phạm tập trung ở các dự án: mua tàu cao tốc Hoa Sen; đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (tỉnh Nam Định); đầu tư xây dựng nhà máy điện diezel Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh); bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang và dự án tàu Bình Định Star.

Liên quan đến sai phạm đối với vụ việc mua tàu cao tốc Hoa Sen, cơ quan an ninh xác định, đầu năm 2007, ông Phạm Thanh Bình được một công ty môi giới nước ngoài đặt vấn đề bán cho Vinashin tàu “Cartour” của Italia. Ông Bình đã ký công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho Vinashin được đóng mới 6 tàu biển cao tốc chở khách. Ngày 12/4/2007, Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng, đồng ý cho Vinashin đóng mới tàu biển cao tốc chở khách, nhưng không đề cập đến việc mua tàu.

Tuy nhiên, ông Bình đã không thông báo ý kiến trên của Thủ tướng đến các thành viên Hội đồng quản trị mà vẫn thực hiện việc mua tàu.

Do vội vã, thiếu tính toán nên khi về Việt Nam, chiếc tàu mang tên Hoa Sen không phù hợp với hệ thống cảng tại Việt Nam. Chạy được thời gian ngắn, tàu Hoa Sen phải “nằm đắp chiếu” vì hoạt động không hiệu quả. “Phi vụ” này, ông Bình và các cộng sự đã gây thiệt hại gần 470 tỷ đồng.

Ngoài ra, cơ quan an ninh điều tra cũng xác định một số phi vụ làm ăn thua lỗ của Vinashin trong suốt một thời gian dài, trong đó phải kể đến dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hồng với tổng số tiền thiệt hại cho Nhà nước là hơn 310 tỷ đồng.

Một số dự án khác như: nhà máy nhiệt điện diezel Cái Lân, hoạt động được trong ba năm 2007 - 2009 và cho đến khi dừng hoạt động đã “kịp” gây thiệt hại hơn 60 tỷ đồng; dự án mua bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang, thiệt hại hơn 27 tỷ đồng…

Bắt mạch hội chứng mang tên “ế”

* Trang chủ
* Tố tụng
o Pháp đình
o Vụ án nổi tiếng
o An ninh - Hình sự
o Thám tử & Hiện trường
* Nhịp sống
o Hôn nhân & gia đình
o Xã hội
* Hậu trường
o Sự kiện
o Nhân vật
* Kinh doanh
o Tài chính - Địa ốc
o Ô tô - Xe máy
* Thế giới
o Tiêu điểm
o Góc nhìn
o Chuyện lạ
* Video
* Người trẻ
o Sắc màu cuộc sống
o Phong cách
* Giải trí
o Bóng đá
o Fan & WAGS
o Xem – ăn – chơi
o Thư giãn

* Thứ tư, ngày 28/9/2011 - 10:56
* mua bán pháp luật đời sống
* Tìm kiếm

Bắt mạch hội chứng mang tên “ế”
28-09-2011 | 10:04

Xinh đẹp, thông minh, nghề nghiệp ổn định, thế nhưng số lượng nữ nhân viên văn phòng ca bài 'tình ơi sao đi mãi nên sông dài mênh mông' ngày càng nhiều.

* Lấy chồng muộn
* Lấy chồng sợ “khổ”

Thực tế này đã khiến một chuyên gia tâm lý đã không khỏi lo lắng khi cho rằng 'ế' bây giờ không thuộc phạm trù cá nhân mà đang có những dấu hiệu trở thành 'Hội chứng'.

'Ế' kiểu chủ động

Xưa các cụ nhà ta vẫn quan niệm rằng "ế" là tình trạng vô cùng kém may mắn của một người con gái. Nhà nào có con gái ế trong nhà nếu không tủi hổ với bà con làng xóm thì cũng chẳng lấy gì làm vui vẻ, tự hào. Bởi con gái ế nếu không cao số thì cũng là cái ngữ chẳng ra gì. Bởi vậy, chắc có lẽ đến nằm mơ các cụ cũng không bảo giờ nghĩ đến kiểu "ế chủ động" của con gái ngày nay.
Ảnh minh họa

Mẫu phụ nữ thuộc nhóm này thường là những người tôn sùng chủ nghĩa độc thân, tự lập và đi làm chỉ cốt để đủ tiền "ngao du sơn thuỷ". Một số khác là những người phụ nữ thành đạt và vô cùng tự tin vào bản thân. Cá biệt có một vài người chọn cuộc sống độc thân vì cho rằng: "Lấy chồng cũng chỉ để có người chăm lo về kinh tế và làm mình vui. Nhưng tự mình làm được những thứ đó rồi thì chồng con chi cho vướng bận".

Trang (Phúc Tân, Hà Nội) làm việc cho một công ty nước ngoài chuyên ngành xuất nhập khẩu. Công việc thường xuyên phải tiếp xúc với các đối tác nước ngoài, được đón nhận sự tận tình và lịch thiệp của các chàng trai ngoại quốc, chẳng biết từ khi nào, Trang đâm ra chán nản khi nhắc đến đàn ông Việt: "Tư duy sở hữu. Chưa lấy đã muốn kiểm soát. Tôi thà ở vậy cho xong". Thế nên, đến giờ đã 29 gần 30 tuổi mà Trang vẫn chưa chọn được ứng cử viên vừa ý để 'yên bề gia thất'.

Nhàn (30 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) cũng bị mọi người liệt vào nhóm gái ế đã hai năm nay nhưng bản thân cô không hề cảm thấy lo lắng hay sốt ruột. Bởi với vị trí là một giám đốc công ty tư nhân thành đạt, giàu có trong chốn thương trường như Nhàn, nếu muốn kiếm một anh chồng đôi lứa xứng đôi thì cũng không phải là dễ. "Công việc bận rộn suốt ngày, tôi chẳng có thời gian mà yêu đương, tìm hiểu. Không phải ai cũng thông cảm được cho hoàn cảnh bận bịu của tôi. Hơn nữa, tôi thấy cuộc sống hiện tại của mình cũng chẳng có gì đáng phàn nàn", Nhàn vui vẻ nói về lý do vì sao vẫn sống độc thân của mình như thế.

Đấy là những cô được xếp vào hàng cứng tuổi. Thế còn nhóm chị em tầm 25 - 26 tuổi mà chưa đoái hoài chuyện yêu đương, gia đình thì mới gọi là nhiều không kể xiết. Thậm chí, ở một vài công ty, nhóm chị em này còn tập hợp nhau lại thành nhóm "Hội độc thân", "Hội những người ế trong tư thế ngẩng cao đầu"... và thường xuyên hỗ trợ nhau về mặt tình cảm, tinh thần, chưa kể tổ chức các hoạt động vui chơi, du lịch rất vui nên vì thế, số lượng thành viên gia nhập "hội" mỗi lúc một đông hơn.

'Ế' bị động

Bản thân họ là những người phụ nữ khao khát yêu thương và luôn mơ về "ngôi nhà và những đứa trẻ" nhưng vì một lý do khách quan nào đó mà vẫn chưa thể tìm được bến bờ hạnh phúc. Đầu tiên trong nhóm này phải kể đến những người từng phải trải qua cú sốc tâm lý tình trường, để lại nhiều đau khổ. Cộng thêm việc bản thân họ là người sống khép kín, yếu đuối nên càng khó vượt qua được nỗi ám ảnh về quá khứ để đến với người mới.

Tâm (28 tuổi, Mai Động, Hà Nội) đến giờ vẫn có thể kể rành rọt những kỷ niệm gắn bó giữa cô và người chồng "suýt" cưới một cách đầy tâm trạng. Cô và bạn trai yêu nhau từ những ngày đầu vào đại học. Vượt qua mọi sự ngăn cản từ phía gia đình và vô khối hiểu lầm trong cuộc sống. Giữa họ tưởng như chẳng có gì chia rẽ nổi và chỉ đợi ngày cả hai ổn định nghề nghiệp là nổ pháo kết hôn.
Ảnh minh họa

Thế nhưng người thứ ba bất ngờ xuất hiện đã làm cho mọi chuyện thay đổi hoàn toàn. Họ chia tay nhau trong dằn vặt và đau khổ đến mức người yêu đi lấy vợ ba năm mà Tâm vẫn chưa hề nguôi ngoai. "Tôi ghét đàn ông và sợ mọi chuyện lặp lại một lần nữa. Chắc tôi không sống nổi", Tâm tâm sự.

Ai cũng biết chốn văn phòng là nơi lý tưởng cho các câu chuyện dưa, cà, mắm, muối của các chị em đã lập gia đình. Vì thế, hàng ngày đi làm, Thu (27 tuổi, Thái Hà, Hà Nội) luôn được nghe các đàn chị nói chuyện hàng giờ không biết mệt mỏi về chuyện vợ chồng xung đột, chuyện mẹ chồng - nàng dâu, chuyện tính toán trăm công nghìn việc... Nghe mãi đâm ra ám ảnh. Chưa kể, thỉnh thoảng các chị lại quay nhắc nhở: Đừng ngu như chị mà lấy chồng sớm. Cứ chơi đi cho sướng. Đàn ông cũng cùng một giuộc như nhau.

Chả biết thực hư như thế nào mà Thu cũng đã lấy chồng bao giờ đâu mà kiểm chứng. Chỉ biết rằng cái thực tế trên ngày nào chẳng diễn ra, dù có cố gắng không nghe thì nó vẫn lọt vào lỗ tai. Thế cho nên dù biết là đã đến tuổi lấy chồng nhưng cứ mỗi khi có ai đó nhắc đến chuyện chồng con, Thu lại ngao ngán, thở dài thườn thượt.

Cuộc sống hiện đại đòi hỏi phụ nữ ngày nay cũng phải lao ra đường làm việc, kiếm sống không kém gì cánh mày râu. Cộng thêm việc tiếp xúc với văn hoá phương Tây đã làm cho quan niệm về hôn nhân của phụ nữ ít nhiều thay đổi. Mỗi người đều có cuộc sống riêng và phải tự chịu trách nhiệm cho nó. Có thể bạn yêu thích công việc, đam mê những nấc thang danh vọng hay sợ bị phụ tình một lần nữa... bạn thu mình trong vỏ ốc đơn độc. Đó chỉ là nguỵ biện.

Cuộc sống phải có sự cân bằng âm - dương, có đàn ông ắt có đàn bà, có chồng - có vợ, đó là quy luật thuận lẽ tự nhiên. Kết hôn cũng đem lại cho bạn một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy hơn cả về vật chất lẫn tinh thần, từ đó, giúp bạn sống lâu hơn.

Theo Ngôi sao

Tướng Quắc: "Chuyên án lớn nhất là... tôi"

Tướng Quắc: "Chuyên án lớn nhất là... tôi"
28-09-2011 | 07:16

(Nguoiduatin.vn) - Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C14) là một con người đã chỉ huy, tham dự nhiều chuyên án đặc biệt. Ông đã về hưu được gần 5 năm, hiện đang sống cùng vợ con ở TP. Hải Dương. Đây là lần đầu tiên ông chia sẻ về chuyện đời chuyện nghề.

* Huyền thoại Tài Đô và trận chiến trên tàu thống nhất
* Huyền thoại về một vị tướng

"Chuyên án lớn nhất là... tôi"

Đang làm Phó Giám đốc công an tỉnh Hải Hưng (cũ), năm 1993, Tướng Quắc được phân công về làm Cục phó Cục Cảnh sát điều tra. Năm 1994, Tướng Quắc nhận nhiệm vụ mới là Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội - C14, rồi Phó Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an. Tướng Quắc có 3 người con. Một con trai lớn đang ở nước ngoài, con gái thứ 2 đang an cư, lập nghiệp ở Hà Nội. Cậu út chưa lập gia đình, đang làm việc ở Công an tỉnh Hải Dương, hiện ở cùng với vợ chồng Tướng Quắc tại TP. Hải Dương.

Đại tá Quắc được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao bằng khen trong lễ tổng kết phòng chống tội phạm quốc gia - (Ảnh do gia đình cung cấp)

Tướng Quắc khẳng định: Gia đình là chỗ dựa bình an, chắc chắn nhất với ông khi sóng gió của cuộc đời, của công việc, sự nghiệp ập đến. Nhớ lại những lúc khó khăn, ông tâm sự: "Ngày đó, tôi không nghĩ mình lại bình tĩnh được đến như vậy. Tôi cảm nhận được sự chia sẻ từ vợ, các con và chiến hữu thân thiết cũng như thế thái nhân tình của đâu đó rất cao và rất xa nên đã át được cái chất hừng hực của lính hình sự".

Tướng Quắc bình thản: "Tôi sống và làm việc qua ba đời Bộ trưởng. Còn Tổng cục Trưởng thì nhiều lắm, vì thay đổi liên tục mà. Tôi là lính hình sự, chẳng bon chen, làm đúng công việc của mình nên ai làm lãnh đạo cũng vậy thôi. Tôi được đào tạo bài bản ở Đại học An ninh. Thế nhưng, cảnh sát hình sự mới là nghiệp theo tôi cả đời, đem đến cho tôi những vinh quang, nghĩa tình và cũng không ít những đắng cay. Có những lúc đau đớn nhưng không hề tủi hổ và trong những lúc cuộc đời tưởng chừng không lối thoát thì tôi vẫn có nhiều bạn bè, chiến hữu chia sẻ. Và lúc đó, tôi lại cám ơn cái nghiệp lính hình sự cho tôi nốt thăng của cuộc sống và cho tôi nốt trầm của sự nghiệp".

Tướng Quắc cho biết: "Năm 1994, tôi nhận chức Cục trưởng C14, 1995 bắt tay vào làm luôn một loạt các vụ án lớn liên quan đến các băng nhóm xã hội đen đang hoành hành tại các địa phương. Riêng vụ Lâm "già" ở Hải Phòng là do công an Hải Phòng làm. Ngày đó, Cục làm vụ Cu Nên, có những thông tin liên quan đến Lâm "già" thì cùng phối hợp, giúp đỡ nhau. Ngoài những chuyên án lớn trên, tôi còn làm Phó Ban chuyên án vụ án Năm Cam. Trước khi về hưu, tôi làm gần xong chuyên án xóa băng nhóm tội phạm xã hội đen ở Khánh Hoà là Hà "Lê" và Hạnh "Nhật".

Chuyện cũng rất nực cười, khi tổng kết chuyên án, người ta tuyên dương nhau nhiều vô cùng. Tôi được mới đến dự với tư cách khách mời. Cứ ngồi im, lặng lẽ theo dõi, cuối cùng, có một đồng chí trong ban tổ chức, rất biết tôi có tầm quan trọng như thế nào đến 2 chuyên án lớn này, đã bảo nhân viên đưa quà cho tôi để tránh ngượng. Lúc làm việc còn không bon chen, về hưu rồi, có gì để nói. Vợ tôi đã rất đúng. Khi nhận được giấy mời tổng kết chuyên án, bà ấy nói: "ông về hưu rồi, đến chỗ đó làm gì"? Tôi nói: "Người ta mời, mình không đến cũng không ổn, mà đến để xem người ta đối xử với nhau như thế nào"...

Ông nói: "Chuyên án lớn nhất trong đời tôi hoá ra không phải là PMU 18, là Hai Chi, Khánh "trắng", Năm Cam... mà chính là tôi". Và Tướng Quắc nhấn mạnh: "Một chuyên án lớn thành công, công của tập thể là chính nhưng người chỉ huy lại mang tầm quan trọng và sự ảnh hưởng. Chỉ một điều tra viên, một trinh sát, dù giỏi đến đâu cũng không thể thắng trận trong một chuyên án mà tội phạm là băng nhóm có tổ chức, có sự câu kết với cán bộ thoái hoá của chính quyền, công an".

Thanh thản với gia đình và ruộng vườn

Tướng Quắc kể: "Về hưu được một thời gian, tôi bán nhà ở Hà Nội, về Hải Dương mua hai miếng đất, xây một căn nhà. Miếng đất liền kề, bao giờ cậu út lấy vợ thì làm nhà để cho hai vợ chồng nó ở riêng. Thế là xong chuyện con cái, nhà cửa. Sáng dậy, đưa cháu đích tôn đi học rồi về giúp bà ấy chăm sóc cháu ngoại. Chiều lại đến trường đón cháu bằng chiếc xe máy. Hôm nào bận phải đi qua đêm thì gọi đứa cháu gọi bằng bác ruột sang ngủ cùng cháu nội, đưa cháu đi học giúp. Khi về Hải Dương ở có rất nhiều người bạn làm doanh nghiệp đến nhà, mời tôi ra làm việc.

Tướng Quắc và cháu ngoại tại tư gia

Tôi từ chối, vì làm việc từng ấy năm đã quá đủ rồi. Lương hưu của hai ông bà thừa đủ sống và lo cho hai đứa cháu. Bà xã cũng phản đối chuyện đi làm thêm của tôi, dù họ trả lương cao. Ngoài đưa đón, trông cháu, tôi thường đi câu với một số chiến hữu ở công an Hải Hưng (cũ), họ cũng về hưu, nhàn rỗi như tôi. Được cái, tôi sát cá, cứ đi câu hôm nào, y như rằng, được cá to và nhiều hơn người khác. Thế là mấy ông già lại chia nhau "chiến lợi phẩm" một ngày mưa, nắng ngoài ao... Vui lắm."

Tướng Quắc cho biết thêm, ngoài thú vui đi câu cá thì ông cũng có sở thích đi...ngắm cò. Tại huyện Thanh Miện có đảo Cò, ông cùng mấy chiến hữu thường đến đó ngắm cảnh, ăn uống và tán chuyện phiếm, có khi đến nửa đêm mới quay về.

Vị tướng già cười vui vẻ nói: "Cuộc sống của tôi bây giờ rất thanh thản. Được nghỉ ngơi, ở nhà với gia đình. Không giàu có, lắm của nhiều tiền nhưng cuộc sống cũng chưa bao giờ khó khăn. Tóm lại, sau 41 năm theo nghiệp lính hình sự, cái duy nhất tôi thấy còn đọng lại đó là năm 2002 tôi được phong hàm Tướng và trong lòng nhiều người dân thì Phạm Xuân Quắc - “gã đầu bạc" ở C14 cũng là một người đáng nhớ, thế là được. Trông lên thì chẳng bằng ai nhưng nhìn xuống thì khối người đang nhớ tới mình... Vậy là yên lòng rồi".

Quỳnh Chi - Quế ngân

Kỳ sau: Tướng Quắc kể về chuyên án Nam Cam

Thầy Khuông

ảnh
TS.Trần Mạnh Tiến (K.17 Hoá Công),Khoa Công nghệ Hoá học,Đại học Bách khoa Hà Nội,trước C1-318, chiều thứ năm ngày 14/10/2010 (sau một buổi bảo vệ Luận án Tiến sĩ)

Hướng tới Lễ hội kỷ niệm 55 năm thành lập Trường Đại học Bách khoa Hà Nội(15/10/1956 & 15/10/2011)Thầy Khuông

Kính tặng Hương hồn PGS.TS.Nguyễn Trọng Khuông-
Người Việt Nam đầu tiên bảo vệ luận án TS ngành “Quá trình và Thiết bị Công nghệ Hóa học”(1972) ,một trong những người Thầy đầu tiên xây dựng Bộ Môn Hóa Công ,nguyên Phó Phòng Đào tạo,Trường Đại học Bách khoa Hà nội

Biết rằng điều ấy đến thôi
Mà khi tin đến thấy trời đầy mây
Sinh viên bao khóa về đây
Ngổn ngang ký niệm bên Thầy bao năm…
&
Trường mình sắp bốn mươi năm
Học thày cũng đã hai lăm năm rồi
Đầu thềm,giọt nắng vừa rơi
Giá sách vẫn đứng bên nơi Thầy ngồi
&
“Dao động mạch nhịp…” chưa thôi
Bao nhiêu cơ chế,một đời chưa xong
Thủy cơ với cấu trúc dòng
Những trang đang viết,những dòng chưa in…
&
Hóa K-17 lặng im
Viếng Thầy chủ nhiệm,đi tìm ngày qua
Hôm nào B-7 Bách Khoa ?
Giáo trình cón đó mà xa Thầy rồi…
&
“Năm mươi năm. biết mệnh trời…”
Sáu mươi Thầy đã viết lời “trối trăng”
Cửa Lò, đêm ấy không trăng
Việt-Xô,ai nghĩ lễ tang của Trường…
&
Trọn đời với một mái trường
HÓA CÔNG-một hướng ,con đường Thầy đi
Vẫn dày Luận án Trích ly
Học hàm còn đó,Thầy đi thật rồi!
&
Tiếc thương,chỉ biết khấn trời
Mong thày thanh thản ở nơi suối vàng…

Đại học Bách khoa Hà Nội,thứ bảy ngày 2-12-1995
Trần Mạnh Tiến,Hóa Công K-17
(Trưởng Ban liên lạc Hóa K-17 )

(đã đăng tạp chí Khoa học và Tổ quốc-số 10/1996,số Kỷ niệm 40 năm Đại học Bách khoa Hà Nội,15/10/1956@1996)

Thầy Xoa

ảnh
TS.Trần Mạnh Tiến và KS.Phan Thị Nhàn (K.50 Máy Hoá),trước C1-318,Đại học Bách khoa Hà Nội,ngày 14/10/2010

TS.Trần Mạnh Tiến,trước C1-318,Đại học Bách khoa Hà Nội,sáng 14/10/2010."Thày và Trò"
Thầy Xoa

Kính tặng Hương hồn TS.Trần Xoa-
Người đầu tiên bảo vệ luận án ngành “Quá trình và Thiết bị Công nghệ Hóa học” ( Mã số :02-10-08) ở trong nước(tháng 12/1986)

Không ngờ, thầy đã đi xa
Ngành ta luôn nghĩ Thầy Xoa vẫn còn
Giáo trình đậm những nét son
Bao nhiêu dự định vẫn còn, Thầy ơi !
&
Thất Khê,Bình Độ,…bao nơi
Sinh viên, bao khóa nên người từ đây?
Một đời, “Chuyển khối” mê say
“Cách chưng bằng muối” vẫn dày Luận văn…
&
An –Giê, Thầy ở mấy năm?
Bạch dương còn có nhớ chăng những lời?
Hóa thân vào với đất trời
Ba hai năm ấy-một đời Giảng Viên!

Đài Hóa Thân Hoàn Vũ,tháng 5 năm 1995
Trần Mạnh Tiến,Hóa Công K-17

Trở lại Bắc Giang

Trở lại Bắc Giang

Trở về nước Đức qua tranh
Hồ sen thơm ngát,sắc xanh xen hồng
Mu-đơ, nhớ mãi dòng sông
Một thời tôi có đôi dòng sông Thương…
&
Về đây có nhớ giảng đường
Hóa Công, Hóa Máy, Môi Trường cùng đi
Ngọt ngào kem lạnh mi-mi
HaBa bia chạm,nói gì với nhau?
&
Đi xa, nhớ mãi chuyến đầu
Lắc lư trong một khoang tầu bình dân
Còi vang, theo nhịp tiếng đàn
Ngẩn ngơ,tôi ngắm hồ sen ven đường…

Đưa sinh viên Hóa Công K-35 đi thực tập tốt nghiệp
ở Công ty Phân Đạm Hà Bắc
HaniChemco-chủ nhật 19/6/1994
Trần Mạnh Tiến
(Hóa Công K-17)

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Thiên thần Victoria’s Secret quá quyến rũ

Thiên thần Victoria’s Secret quá quyến rũ
24-09-2011 | 14:25

(Nguoiduatin.vn) - Xuất hiện trong chiến dịch quảng cáo đồ nội y mới của VS, siêu mẫu Lily Aldridge khoe khuôn mặt kiều diễm cùng thân hình hoàn hảo với đường cong nóng bỏng trong bộ ảnh mới.

* "Chân dài" Victoria’s Secret khoe đường cong nghẹt thở

Sở hữu chiều cao 1m75, với số đo 3 vòng hấp dẫn và gương mặt khả ái Lily Aldridge đã trở thành một trong những siêu mẫu đắt giá nhất thế giới hiện nay.

Trở thành "thiên thần" của hãng thời trang nội y Victoria’s Secret từ đầu năm 2010, tuy nhiên người đẹp 26 tuổi đã gây nhiều tiếng vang trong làng người mẫu thế giới. Ngoài thành công với vai trò người mẫu, cô còn là biên tập viên của nhiều tờ tạp chí hàng đầu như Elle, Cosmopolitian…

Lily Aldridge đã kết hôn với rocker Caleb Followill của nhóm Kings of Leon tại California hồi tháng 5 vừa qua. Ngắm 'chân dài' của Victoria’s Secret qua bộ ảnh mới. Ảnh: Supermodel


Chi Mai

Hậu trường Người mẫu Việt Nam 2011

Hậu trường Người mẫu Việt Nam 2011


Để chuẩn bị cho Chương trình truyền hình thực tế Người Mẫu Việt Nam, Vietnam’s Next Top Model 2011, lên sóng, những người làm chương trình đã có sự chuẩn bị khá chu đáo.


Hậu trường Người mẫu Việt Nam 2011



Bên cạnh việc tuyển chọn thí sinh, những người làm chương trình đã nỗ lực hết mình để có thể có được những ấn tượng nhất định, ngay khi tập đầu tiên của chương trình sẽ lên sóng VTV3 lúc 20g chủ nhật ngày 25/9.


Theo đó, sự thay đổi dễ nhận thấy nhất là hình hiệu của chương trình. Để chuẩn bị cho việc “trình làng” mở đầu cho một mùa giải mới với sự chờ đón của hàng triệu khán giả yêu mến trong nước và quốc tế, những người thực hiện chương trình năm nay đã quyết định đầu tư cho lần trở lại sau 1 năm phát sóng thành công của mình bằng một đoạn hình hiệu ấn tượng và đẳng cấp thật sự.


Với sự thể hiện của siêu mẫu Xuân Lan, người đang giữ vị trí người dẫn chương trình Vietnam’s Next Top Model 2011, đoạn hình hiệu của chương trình hứa hẹn trở thành sự mở màn hoàn hảo cho một mùa Vietnam’s Next Top Model thứ 2, thành công hơn nữa.


Một số hình ảnh hậu trường





















Tác giả : Đỗ Đức

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Thăm nhà em gái

Thứ Bảy, 24/9/2011 13:58 PM
Sư Tử
Đây là một ngày tốt để Sư Tử thể hiện ý tưởng của mình. Những người khác có thể thấy bạn đặc biệt năng nỗ hôm nay. Bạn có thể cảm thấy giống như mình nói chuyện nhiều hơn bình thường, khám phá những ý tưởng mới hoặc nhận được nhiều niềm vui trong một cuộc hội thoại - có một sự thôi thúc để giao tiếp. Bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn đặt tâm trí để làm chiều nay. Nếu bạn đang tìm kiếm một điều gì đó thật lãng mạn cho đời sống của mình, tối nay hãy đến những nơi thật vui nhộn xem nào, biết đâu bạn sẽ tìm thấy cơ hội mới.
Thăm nhà em gái

Lâu rồi,ngồi mâm cơm cùng em
Ngày thu mát,tầng năm gió lộng...
Anh như thấy con đường bỗng rộng
Giá sách thơ:giai điệu êm đềm...
&
Giữa trưa mà như gặp màn đêm
Hà Nội mùa nồng nàn hoa sữa
Ngước lên gặp vầng trăng hai nửa
Thơ làm đời càng thấy yêu thêm...

Xăng dầu: Bộ Công thương lại "phản pháo"

Tin tức trong ngày
>> Tin tức Việt Nam GIA VANG GIA USD TIN TUC TRONG NGAY
Xăng dầu: Bộ Công thương lại "phản pháo"
Ông Nguyễn Cẩm Tú (phải): Với tư cách là người quản lý các DN xăng dầu, tôi khẳng định chưa có DN nào “dọa” Nhà nước
Xăng dầu: Bộ Công thương lại "phản pháo"
Thứ Bẩy, ngày 24/09/2011, 07:25
Sự kiện: Tăng giá xăng
(Tin tuc) - "Cuộc chiến giá xăng dầu" vẫn chưa có điểm chốt khi chiều 23-9, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú thông tin với báo chí về những tranh cãi điều hành giá xăng dầu giữa hai Bộ Tài chính - Công thương những ngày qua.

Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày

Việc lỗ - lãi hai bộ đưa ra khác nhau khi ông Nguyễn Lộc An, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương cho rằng kinh doanh xăng dầu đang lỗ nhưng Bộ trưởng Tài chính nói lãi 780 đồng/lít tại thời điểm giảm giá ngày 26-8, ông Tú nói cách tính của ông An rất minh bạch, dựa trên công thức tính giá cơ sở do Bộ Tài chính xây dựng và được nêu trong Nghị định 84.

Xăng dầu: Bộ Công thương lại "phản pháo", Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, tang gia xang, bo truong bo tai chinh, thu thuong bo cong thuong, xang dau, tin tuc, tin hot, tin hay

Ông Nguyễn Cẩm Tú (phải): Với tư cách là người quản lý các DN xăng dầu, tôi khẳng định chưa có DN nào “dọa” Nhà nước

"Bộ Công thương tính đúng"

Đây là bảng giá cơ sở mà tất cả cơ quan quản lý gồm bộ Tài chính, Công thương, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ vẫn dùng để điều hành. "Người dân có thể tra tờ Thị trường hàng ngày, luôn đăng bảng giá này. Còn cách tính mà Bộ trưởng Vương Đình Huệ công bố lãi 780 đồng/lít xăng thì chúng tôi không được biết, vì chưa bao giờ anh Huệ công bố. Con số đó chỉ được đưa ra tại cuộc hội thảo ngày hôm đó", ông Tú nói.

Nói về ảnh hưởng của giá xăng dầu với nguy cơ “vỡ” hệ thống mà mình nêu tại cuộc tranh cãi, ông Tú cho rằng trong vài năm gần đây, DN chịu một khoản lỗ tích lũy đến nay khá lớn. Trước đây, theo Nghị định 55, Nhà nước bù lỗ nhưng khi áp dụng Nghị định 84 thì Nhà nước không bù lỗ nữa. Khi đó các DN đầu mối giảm lượng hàng nhập về để giảm lỗ, đồng thời giảm hoa hồng cho đại lý, cửa hàng bán lẻ. Khi hoa hồng giảm sâu, các cửa hàng lẻ cũng không muốn bán nữa.

Cũng theo ông Tú, một lít xăng dầu ở cửa hàng bán lẻ muốn có lãi thì bổ sung cho họ 500 đồng chi phí, nhưng theo điều hành Nhà nước, tổng chi phí định mức qui định chỉ có 600 đồng/lít. Nếu chia đủ 500 đồng cho cửa hàng bán lẻ thì Tổng đại lý và DN đầu mối còn có 100 đồng/lít chi phí. Đây là điều bất hợp lý. Vì thế họ tìm mọi cách giảm hoa hồng của nhau. Thêm nữa, vì dự trữ xăng dầu thì phải mất chi phí giá vốn, phí trông coi, kho tàng, hư hao nên khi khó khăn, người ta giảm dự trữ. Các vấn đề này gây ra nguy cơ: Giá có thể rất thấp nhưng không có xăng bán!.

Chưa DN nào “dọa” Nhà nước

Ông Tú cũng cho rằng: Hiện nay, lỗ tích lũy đã lớn hơn, khó khăn đã nhiều hơn và cũng phải nói thực, thói quen vi phạm đã bắt đầu nhen nhóm. Tôi phải thừa nhận, các DN khó khăn thật, vay ngân hàng không được, mua ngoại tệ không được, mà lại có lỗ tích lũy. “Với tư cách là người quản lý các DN xăng dầu, tôi khẳng định chưa có DN nào “dọa” Nhà nước. Thủ tướng Chính phủ từng đánh giá các DN xăng dầu đều hết sức cố gắng vượt qua khó khăn chung để hoàn thành nhiệm vụ”.

Về mục tiêu điều hành mặt hàng xăng dầu thời gian qua, ông Tú cho hay quản lý xăng dầu chỉ khó khi mà chúng ta cùng lúc theo đuổi quá nhiều mục tiêu. Khi muốn ổn định xã hội, thông qua việc giữ giá thấp hơn giá thế giới, thấp hơn giá cơ sở thì phát sinh mâu thuẫn giữa kinh doanh và nhiệm vụ bảo đảm an ninh năng lượng. Về quan điểm Nhà nước sẽ bù lỗ cho DN của Bộ Trưởng Vương Đình Huệ, ông Nguyễn Cẩm Tú cho rằng không đơn giản, bởi nếu dễ Chính phủ đã không để đến ngày hôm nay!

Về những phản ứng gay gắt giữa hai Bộ trong cách điều hành xăng dầu ngày 20-9, ông Tú nói: “Mỗi một người có thông tin, đánh giá và cách nhận thức khác nhau nên có thể có quan điểm khác nhau, nhưng thực tế là một. Thực tế đó sẽ được chứng minh bởi cuộc sống”.
TAGS: tang gia xang, bo truong bo tai chinh, thu thuong bo cong thuong, xang dau, tin tuc, tin hot, tin hay
Theo Trần Khang (Đất Việt)

Bộ môn Quá trình - Thiết bị Công nghệ Hoá học và Thực phẩm

Bộ môn Quá trình - Thiết bị Công nghệ Hoá học và Thực phẩm


Nhân dịp kỷ niệm
55 năm thành lập
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
1956 - 2011
Bộ môn Quá trình - Thiết bị
Công nghệ Hoá học và Thực phẩm
xin trân trọng kính mời ông (bà):
……
tới dự buổi giao lưu và liên hoan
„Gặp gỡ các thế hệ“


CHƯƠNG TRÌNH GẶP MẶT

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm thành lập Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
tại Bộ môn Quá trình - Thiết bị Công nghệ Hoá học và Thực phẩm
(Phòng 109 nhà C4 Trường ĐHBK Hà Nội)

Ngày 15 tháng 10 năm 2011


- 9 giờ : Đón tiếp các cựu cán bộ và cựu sinh viên các khoá về dự họp mặt
- 10 giờ : Phát biểu chào mừng của Trưởng Bộ môn
- 10 giờ 15 – 11 giờ 15 : Trao đổi, tâm sự của các thầy cô, cựu cán bộ, cựu sinh viên ; tham quan các Phòng thí nghiệm của Bộ môn.
- Từ 11 giờ 30 : Giao lưu và liên hoan tại Nhà hàng Gió mới - Công viên Thống Nhất.
-
Trưởng Bộ môn



TS. Trần Tung Kiên




















Ban tổ chức

TS. Trần Trung Kiên
PGS. TS. Nguyễn Hữu Tùng
TS. Trần Mạnh Tiến
TS. Cao Thị Mai Duyên
KS. Phạm Chánh Hưng



Liên hệ: ĐT. (04) 38680121; Email: hoacong@mail.hut.edu.vn






1956 - 2006

Tiền lương: Giảm “bầu sữa” ngân sách

TIỀN LƯƠNG: CẦN SỚM CẢI CÁCH (*)
Tiền lương: Giảm “bầu sữa” ngân sách

Thứ Năm, 22/09/2011 21:41
Nếu các đơn vị khu vực sự nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính sẽ giảm gánh nặng cho việc điều chỉnh lương khu vực hành chính

Các bệnh viện, trường đại học tự chủ tài chính là một xu thế được dự liệu trong lộ trình cải cách tiền lương. Trong ảnh: Cán bộ Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường - Trường Đại học Công nghiệp TPHCM với công việc hằng ngày Ảnh: Tấn Thạnh
Dù đã kết thúc lộ trình giai đoạn 1 cải cách tiền lương song mức lương ở cả hai khu vực hành chính - sự nghiệp và doanh nghiệp (DN) đều chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu. Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.

* Phóng viên: Ông nhận định ra sao về mức lương tối thiểu (LTT) vùng trong các DN sẽ tăng từ ngày 1-10 sắp tới?

- Ông Mai Đức Chính: Theo một khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam, mức lương đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu ở khu vực 1 là 3,4 triệu đồng và khu vực 4 cũng đã là 2,6 triệu đồng/người/tháng. Theo mức tăng dự kiến vào ngày 1-10 tới đây, mức cao nhất mới chỉ là 2 triệu đồng. Tuy nhiên, với hoàn cảnh hiện tại cũng khó để nâng lên nữa vì còn phải tính tới khả năng chi trả của DN.

Mức LTT vẫn được coi là mức trả cho người lao động (NLĐ) làm công việc giản đơn, bình thường. Bởi trong thực tế, tại một số KCN ở TP lớn, nếu trả mức quá thấp thì DN cũng không tuyển được lao động. Nếu DN coi NLĐ là “vốn quý” thì phải chăm lo cho NLĐ đủ mức sống để tái tạo sức sản xuất và có một chút tích lũy. Hiện nay, mức lương chỉ đáp ứng 60% mức sống tối thiểu.

* Từ thực trạng tiền lương hiện nay, Tổng LĐLĐ Việt Nam có những đề xuất gì trong cải cách tiền lương để bảo đảm quyền và lợi ích cho NLĐ?

- Hiện mức LTT chung của các DN khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước đã ngang bằng nhau. Vì thế, việc quan trọng nhất là hướng tới mục tiêu điều chỉnh LTT, thu nhập của công nhân từng bước tiệm cận mức sống tối thiểu. Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất sửa Bộ Luật Lao động theo hướng làm sao để DN không dựa vào mức LTT để trả lương thấp cho NLĐ. Trong thời gian tới đây, thỏa ước lao động tập thể có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm quyền lợi của NLĐ. Bộ Luật Lao động sửa đổi cần quy định rõ việc thương lượng của NLĐ với DN để lập thỏa ước lao động tập thể là bắt buộc. Việc này cần phải có sự tham gia của Công đoàn cấp trên cơ sở và cơ quan quản lý Nhà nước về lao động. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các DN trong việc thực hiện trả LTT và các khoản phụ cấp theo quy định.

* Tiền lương của cán bộ công chức (CBCC) cũng rất thấp khiến cuộc sống của một bộ phận CBCC hết sức khó khăn, đặc biệt trong thời điểm hiện nay?

- Nguồn trả lương cho CBCC là từ ngân sách Nhà nước. Bộ máy hành chính Nhà nước “phình” rất lớn, trở thành gánh nặng cho ngân sách. Hiện số người hưởng lương từ ngân sách là hơn 2 triệu người nên việc trả lương càng trở nên khó khăn.

* Theo ông, trong lộ trình cải cách tiền lương, cần làm gì để giảm gánh nặng này?

- Tiếp nối lộ trình cải cách tiền lương, từ năm 2012, cần phải tách bạch lương của khu vực sự nghiệp công ra khỏi mức lương của khu vực hành chính để Nhà nước tập trung lo cho khu vực hành chính, đặc biệt là khu vực khó khăn ở vùng sâu, vùng xa. Đây là những vùng mà đời sống của CBCC hết sức khó khăn.

Còn các đơn vị sự nghiệp như các bệnh viện, trường đại học nên tự chủ về tài chính, nhất là ở các TP lớn. Nhiều nơi dù là đơn vị sự nghiệp có thu, có lợi nhuận song vẫn tiếp tục uống “bầu sữa” ngân sách Nhà nước. Nếu các đơn vị khu vực sự nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính thì việc điều chỉnh lương khu vực hành chính sẽ giảm gánh nặng hơn nhiều. Ở nước ngoài, nhà nước cũng chỉ trả lương cho khu vực hành chính chứ không nhiều thành phần như ở Việt Nam.

Có những giảng viên đại học, bác sĩ thu nhập mấy chục triệu đồng/tháng song vẫn nhận lương đều đặn hằng tháng. Tuy nhiên, nguồn thu nhập này cũng chưa thể minh bạch được nên chưa thể đưa vào chính sách. Một phép tính đơn giản, nếu nhân lực đang hưởng lương Nhà nước của ngành y tế (khoảng 1,3 triệu người) và ngành giáo dục (khoảng hơn 300.000 người) giảm 50% và dành số tiền này để tăng thu nhập cho các đơn vị khó khăn, các địa phương vùng sâu, vùng xa thì đời sống sẽ được cải thiện rất nhiều.

* Hệ thống thang, bảng lương hiện nay đã lỗi thời, theo ông cần sửa đổi ra sao?
- Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng dự kiến sẽ được đưa vào lộ trình cải cách tiền lương tiếp theo. Việc cải cách cần theo hướng nâng hệ số trung bình. Ví dụ, lương cử nhân ra trường hiện đang là 2,34 thì sau này nâng lên thành 3 và mức cao nhất có thể nâng từ 11 hiện nay lên 14.

Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH:

Phải tính tới khả năng chi trả của doanh nghiệp

Việc tăng LTT được tính toán dựa trên nhiều yếu tố như GDP, CPI và mức tiền công trên thị trường của một số công việc giản đơn. Kết quả phương pháp xác định mức LTT (chi phí tối thiểu cho bản thân NLĐ và chi phí nuôi con) dựa trên điều tra mức sống dân cư do Tổng cục Thống kê công bố và có thể bảo đảm được mức sống tối thiểu và tiền lương thực tế của NLĐ.

Trước khi đưa ra mức điều chỉnh, Bộ LĐ-TB-XH cũng đã tính toán đến sự tác động của lương mới tới NLĐ và DN. Không chỉ NLĐ mà DN cũng rất khó khăn trong thời điểm này. Việc tăng lương cũng phải tính tới khả năng chi trả của DN. Việc điều chỉnh LTT trực tiếp ảnh hưởng tới vấn đề việc làm. Nếu lương cao quá, DN không chịu được thì họ buộc phải tính toán đến khả năng cắt giảm lao động, cơ hội việc làm của NLĐ cũng phần nào bị thu hẹp. Về khả năng “chịu đựng” của các DN, các DN lớn ít bị ảnh hưởng song với các DN nhỏ, điều chỉnh LTT đồng nghĩa với khó khăn. DN sử dụng vài ngàn hay vài chục ngàn lao động thì gánh nặng về lương rất lớn, nhất là các DN gia công may mặc, da giày…
Nguyễn Quyết thực hiện