Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Thầy Hoàng Hữu Đường tấm gương mãi sáng

Thầy Hoàng Hữu Đường tấm gương mãi sáng
2:23, 21/11/2009
Lưu để đọc sau
Email bài này
In trang này
In bài này
Ý kiến của bạn
Liên hệ đăng lại bài
10 bài được đọc nhiều nhất

Tôi nghe tiếng thầy Hoàng Hữu Đường (HHĐ) từ lâu, lại từng ở cùng Khu tập thể Đống Đa với bác sĩ nhi khoa Hoàng Thị Bạch Lài - một "cộng tác viên" của Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Trẻ em (N-T) do bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thành lập từ 10 năm trước, nhưng gần đây mới biết chị là chị ruột của Giáo sư HHĐ.

Nguyên do, chị Lài biết tôi là em con dì với Giáo sư-Viện sĩ Nguyễn Cảnh Toàn, muốn nhờ Giáo sư viết ít dòng lưu niệm cho gia đình về người em đã không may mất sớm. Ít ngày sau, chị thuê xe ôm đến nhà tôi, cho tôi xem lá thư của anh Nguyễn Cảnh Toàn:

"…Thư của chị làm tôi xúc động nhớ lại những kỷ niệm xưa. Ý muốn của gia đình muốn lưu lại cho các thế hệ sau một tấm gương hiếu học cũng thật là đáng trân trọng…"

Chị Lài nay đã là một bà lão gần tám chục tuổi, vậy mà nỗi xúc động và có lẽ cả sự mừng rỡ do sớm nhận được hồi âm của Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn đã khiến giọng chị "líu lo" như trẻ thơ:

- Anh coi, tui không ngờ Giáo sư tuổi cao sức yếu mà còn sốt sắng như thế, còn thương nhớ một người học trò xa cách đã lâu…

"…Đã hơn 50 năm trôi qua kể từ khi tiếp quản Thủ đô và đón nhận những khóa sinh viên đầu tiên. Hồi đó, sinh viên ít nên qua vài năm dạy học, đã nhớ hết những sinh viên mình dạy; trong số đó, tôi nhớ nhất anh Hoàng Hữu Đường. Bởi lẽ, sau khi tốt nghiệp, anh được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy và đã tỏ ra là một tài năng trẻ đầy triển vọng. Anh đã tự học rất có kết quả, tự mình chuẩn bị lấy luận án tiến sĩ khoa học và đây là luận án tiến sĩ khoa học được bảo vệ đầu tiên ở trong nước…Tôi còn nhớ như in hôm anh mang luận án đến nhà tôi để tôi đọc với tư cách vừa là phản biện, vừa là thành viên Hội đồng chấm luận án. Tôi còn nhớ nét mặt xương xương, mắt đeo kính trắng, lời nói nhỏ nhẹ đúng là giọng Huế của anh. Anh mất đi quá sớm, để lại tiếc thương cho bao nhiêu người, trong đó có tôi." (Trích thư GS.VS. Nguyễn Cảnh Toàn, ngày 12/6/2009)

Thực ra, HHĐ quê làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, nhưng nhiều người cứ nghĩ ông là người Huế. Cũng vì thân mẫu của ông quê ở Huế và phần mộ song thân của ông sau năm 1975 đều đã được đưa về vùng đồi thông phía Tây thành Huế. Hơn nữa, HHĐ sinh tại Huế (ông sinh ngày 19/2/1936) và hai người chị của ông đều đang sống ở Huế.

Trong khi không ít cán bộ đã xây được nhà riêng, chị Bạch Lài vẫn sống ở một căn phòng nhỏ trong Khu tập thể Đống Đa cũ kỹ. Hình như chị không quan tâm gì mấy đến cuộc sống vật chất của mình cũng như những vấn đề thời sự nóng bỏng hiện nay, ví như tình trạng "lạm phát" Trường Đại học mà Quốc hội và dư luận đang sôi nổi bàn luận. Chị thích sống với những kỷ niệm xưa và đặc biệt không nguôi nhắc nhớ về cậu em út tài giỏi đã đột ngột "ra đi" vào một ngày đông năm 1987.

Đã hơn hai mươi năm qua, nhưng trước mắt chị, cậu em vẫn luôn hiện ra sống động. Thì đó, trên bức tường phía trước giường nằm, ở vị trí sáng rõ nhất, chị treo khung ảnh in hình hai cha con HHĐ và một đoạn trích được chụp lại từ trang báo ảnh Việt Nam số 294 - tháng 6/1983:

"Số phận dành cho HHĐ hai lần hạnh phúc: Anh là một trong mấy người đầu tiên bảo vệ luận án phó tiến sĩ trong nước (1973) và cũng là người đầu tiên bảo vệ luận án tiến sĩ trong nước (1982), đánh dấu bước trưởng thành trong việc đào tạo cán bộ trên Đại học ở Việt Nam. HHĐ lớn lên trên mảnh đất cằn cỗi và khốc liệt của chiến tranh bên dòng sông Thạch Hãn…".

Hồn thiêng sông núi vùng địa linh nhân kiệt ấy hẳn cũng là một yếu tố sinh thành nên tài năng và bản lĩnh HHĐ - đồng hương với HHĐ, ngoài hai anh em con chú Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, còn có nhiều người nổi tiếng như bà Hoàng Thị Ái, Hoàng Thị Thơ, Hoàng Kiều (Tổng Giám đốc Rass, một tập đoàn ở Mỹ)… - nhưng thực ra ông là người luôn phải sống xa quê.

Hồi nhỏ, HHĐ theo học Trường Phan Bội Châu (PBC) ở Quảng Bình, do thân phụ của ông được cử làm Q. Trưởng ty Y tế Quảng Bình thời chống Pháp. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, nhiều thầy giáo giỏi từ Trường Quốc học Huế như các thầy Phạm Chữ, Lê Trí Viễn, Vương Tử Ba, Thân Trọng Ninh… đã được điều ra tăng cường cho Trường PBC. Riêng hai thầy Dương và Lê Văn Khải thì đã nằm lại vĩnh viễn mảnh đất khói lửa này. Sau đó, HHĐ cùng với nhiều học sinh Trường PBC như Dương Viết Á, Lưu Đức Trung, Lê Ngọc Tú…tản cư ra học Trường Huỳnh Thúc Kháng ở Nghệ An. Cũng lạ, trong lớp học sinh từ "Bình Trị Thiên khói lửa" trưởng thành từ ngôi trường ấy ở Nghệ An, không ít người trở thành những nhân tài của đất nước…

Chị Lài vừa tìm đưa cho tôi xem những "tư liệu" về nhà toán học trẻ tuổi HHĐ, vừa bồi hồi nhắc lại những kỷ niệm về cậu em hồi thơ ấu:

- … Tội lắm anh ạ, từ nhỏ, Đường đã tỏ ra ham học một cách rất đặc biệt. Mới khoảng 3-4 tuổi - lúc ấy trong nhà gọi Đường là út - một buổi trưa nắng Quảng Bình chang chang, mọi người đang yên nghỉ, út cứ nằng nặc đòi đưa đi học. Nhà đành chiều út, đưa đến nhà thầy Luân ở cạnh, trẻ con hàng xóm thấy lạ cũng chạy theo… Anh biết không, hồi mới ra Hà Nội…

Hồi đó, lớp sinh viên Khu Tư đầu tiên hội tụ tại Hà Nội sau hiệp định "Giơ neo" 1954, hầu hết đều phải sống kham khổ, thiếu thốn đủ bề. Bữa cơm thường chỉ ăn với độc vị muối vừng. Những buổi sáng, nhìn bạn ăn nắm xôi xéo hay quả chuối tiêu vàng hươm thơm phức, thèm nhỏ dãi, vẫn phải bóp bụng nhịn đói vào lớp. Có điều lớp sinh viên thời ấy, nhiều bạn chịu nhịn ăn nhưng không thể "nhịn" đọc sách.

Nhà phê bình Văn Tâm từng cho tôi biết rất nhiều cuốn sách quý mà ông có được là nhờ nhịn ăn quà sáng thời sinh viên. HHĐ thì có lần tìm thấy một cuốn sách toán học rất quý, đành phải viết thư cho chị Lài xin tiền. Hồi ấy, chị Lài vừa tốt nghiệp y sĩ, đã làm chi có tiền, nhưng đọc những dòng chữ tha thiết thể hiện niềm say mê toán học vô hạn của cậu em, thương em quá, chị đành bán chiếc nhẫn vàng duy nhất đầy kỷ niệm của mình. Vậy mà vẫn chưa đủ tiền mua cuốn sách đó, mấy bạn cùng tổ toán với HHĐ phải tranh thủ ngày nghỉ, đẩy xe bò chở hàng thuê để kiếm thêm…

Nguyễn Khắc Ph

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét