Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Bắt mạch hội chứng mang tên “ế”

* Trang chủ
* Tố tụng
o Pháp đình
o Vụ án nổi tiếng
o An ninh - Hình sự
o Thám tử & Hiện trường
* Nhịp sống
o Hôn nhân & gia đình
o Xã hội
* Hậu trường
o Sự kiện
o Nhân vật
* Kinh doanh
o Tài chính - Địa ốc
o Ô tô - Xe máy
* Thế giới
o Tiêu điểm
o Góc nhìn
o Chuyện lạ
* Video
* Người trẻ
o Sắc màu cuộc sống
o Phong cách
* Giải trí
o Bóng đá
o Fan & WAGS
o Xem – ăn – chơi
o Thư giãn

* Thứ tư, ngày 28/9/2011 - 10:56
* mua bán pháp luật đời sống
* Tìm kiếm

Bắt mạch hội chứng mang tên “ế”
28-09-2011 | 10:04

Xinh đẹp, thông minh, nghề nghiệp ổn định, thế nhưng số lượng nữ nhân viên văn phòng ca bài 'tình ơi sao đi mãi nên sông dài mênh mông' ngày càng nhiều.

* Lấy chồng muộn
* Lấy chồng sợ “khổ”

Thực tế này đã khiến một chuyên gia tâm lý đã không khỏi lo lắng khi cho rằng 'ế' bây giờ không thuộc phạm trù cá nhân mà đang có những dấu hiệu trở thành 'Hội chứng'.

'Ế' kiểu chủ động

Xưa các cụ nhà ta vẫn quan niệm rằng "ế" là tình trạng vô cùng kém may mắn của một người con gái. Nhà nào có con gái ế trong nhà nếu không tủi hổ với bà con làng xóm thì cũng chẳng lấy gì làm vui vẻ, tự hào. Bởi con gái ế nếu không cao số thì cũng là cái ngữ chẳng ra gì. Bởi vậy, chắc có lẽ đến nằm mơ các cụ cũng không bảo giờ nghĩ đến kiểu "ế chủ động" của con gái ngày nay.
Ảnh minh họa

Mẫu phụ nữ thuộc nhóm này thường là những người tôn sùng chủ nghĩa độc thân, tự lập và đi làm chỉ cốt để đủ tiền "ngao du sơn thuỷ". Một số khác là những người phụ nữ thành đạt và vô cùng tự tin vào bản thân. Cá biệt có một vài người chọn cuộc sống độc thân vì cho rằng: "Lấy chồng cũng chỉ để có người chăm lo về kinh tế và làm mình vui. Nhưng tự mình làm được những thứ đó rồi thì chồng con chi cho vướng bận".

Trang (Phúc Tân, Hà Nội) làm việc cho một công ty nước ngoài chuyên ngành xuất nhập khẩu. Công việc thường xuyên phải tiếp xúc với các đối tác nước ngoài, được đón nhận sự tận tình và lịch thiệp của các chàng trai ngoại quốc, chẳng biết từ khi nào, Trang đâm ra chán nản khi nhắc đến đàn ông Việt: "Tư duy sở hữu. Chưa lấy đã muốn kiểm soát. Tôi thà ở vậy cho xong". Thế nên, đến giờ đã 29 gần 30 tuổi mà Trang vẫn chưa chọn được ứng cử viên vừa ý để 'yên bề gia thất'.

Nhàn (30 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) cũng bị mọi người liệt vào nhóm gái ế đã hai năm nay nhưng bản thân cô không hề cảm thấy lo lắng hay sốt ruột. Bởi với vị trí là một giám đốc công ty tư nhân thành đạt, giàu có trong chốn thương trường như Nhàn, nếu muốn kiếm một anh chồng đôi lứa xứng đôi thì cũng không phải là dễ. "Công việc bận rộn suốt ngày, tôi chẳng có thời gian mà yêu đương, tìm hiểu. Không phải ai cũng thông cảm được cho hoàn cảnh bận bịu của tôi. Hơn nữa, tôi thấy cuộc sống hiện tại của mình cũng chẳng có gì đáng phàn nàn", Nhàn vui vẻ nói về lý do vì sao vẫn sống độc thân của mình như thế.

Đấy là những cô được xếp vào hàng cứng tuổi. Thế còn nhóm chị em tầm 25 - 26 tuổi mà chưa đoái hoài chuyện yêu đương, gia đình thì mới gọi là nhiều không kể xiết. Thậm chí, ở một vài công ty, nhóm chị em này còn tập hợp nhau lại thành nhóm "Hội độc thân", "Hội những người ế trong tư thế ngẩng cao đầu"... và thường xuyên hỗ trợ nhau về mặt tình cảm, tinh thần, chưa kể tổ chức các hoạt động vui chơi, du lịch rất vui nên vì thế, số lượng thành viên gia nhập "hội" mỗi lúc một đông hơn.

'Ế' bị động

Bản thân họ là những người phụ nữ khao khát yêu thương và luôn mơ về "ngôi nhà và những đứa trẻ" nhưng vì một lý do khách quan nào đó mà vẫn chưa thể tìm được bến bờ hạnh phúc. Đầu tiên trong nhóm này phải kể đến những người từng phải trải qua cú sốc tâm lý tình trường, để lại nhiều đau khổ. Cộng thêm việc bản thân họ là người sống khép kín, yếu đuối nên càng khó vượt qua được nỗi ám ảnh về quá khứ để đến với người mới.

Tâm (28 tuổi, Mai Động, Hà Nội) đến giờ vẫn có thể kể rành rọt những kỷ niệm gắn bó giữa cô và người chồng "suýt" cưới một cách đầy tâm trạng. Cô và bạn trai yêu nhau từ những ngày đầu vào đại học. Vượt qua mọi sự ngăn cản từ phía gia đình và vô khối hiểu lầm trong cuộc sống. Giữa họ tưởng như chẳng có gì chia rẽ nổi và chỉ đợi ngày cả hai ổn định nghề nghiệp là nổ pháo kết hôn.
Ảnh minh họa

Thế nhưng người thứ ba bất ngờ xuất hiện đã làm cho mọi chuyện thay đổi hoàn toàn. Họ chia tay nhau trong dằn vặt và đau khổ đến mức người yêu đi lấy vợ ba năm mà Tâm vẫn chưa hề nguôi ngoai. "Tôi ghét đàn ông và sợ mọi chuyện lặp lại một lần nữa. Chắc tôi không sống nổi", Tâm tâm sự.

Ai cũng biết chốn văn phòng là nơi lý tưởng cho các câu chuyện dưa, cà, mắm, muối của các chị em đã lập gia đình. Vì thế, hàng ngày đi làm, Thu (27 tuổi, Thái Hà, Hà Nội) luôn được nghe các đàn chị nói chuyện hàng giờ không biết mệt mỏi về chuyện vợ chồng xung đột, chuyện mẹ chồng - nàng dâu, chuyện tính toán trăm công nghìn việc... Nghe mãi đâm ra ám ảnh. Chưa kể, thỉnh thoảng các chị lại quay nhắc nhở: Đừng ngu như chị mà lấy chồng sớm. Cứ chơi đi cho sướng. Đàn ông cũng cùng một giuộc như nhau.

Chả biết thực hư như thế nào mà Thu cũng đã lấy chồng bao giờ đâu mà kiểm chứng. Chỉ biết rằng cái thực tế trên ngày nào chẳng diễn ra, dù có cố gắng không nghe thì nó vẫn lọt vào lỗ tai. Thế cho nên dù biết là đã đến tuổi lấy chồng nhưng cứ mỗi khi có ai đó nhắc đến chuyện chồng con, Thu lại ngao ngán, thở dài thườn thượt.

Cuộc sống hiện đại đòi hỏi phụ nữ ngày nay cũng phải lao ra đường làm việc, kiếm sống không kém gì cánh mày râu. Cộng thêm việc tiếp xúc với văn hoá phương Tây đã làm cho quan niệm về hôn nhân của phụ nữ ít nhiều thay đổi. Mỗi người đều có cuộc sống riêng và phải tự chịu trách nhiệm cho nó. Có thể bạn yêu thích công việc, đam mê những nấc thang danh vọng hay sợ bị phụ tình một lần nữa... bạn thu mình trong vỏ ốc đơn độc. Đó chỉ là nguỵ biện.

Cuộc sống phải có sự cân bằng âm - dương, có đàn ông ắt có đàn bà, có chồng - có vợ, đó là quy luật thuận lẽ tự nhiên. Kết hôn cũng đem lại cho bạn một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy hơn cả về vật chất lẫn tinh thần, từ đó, giúp bạn sống lâu hơn.

Theo Ngôi sao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét