Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Giảng viên chạy sô: Từ tiến sĩ khống đến tiến sĩ dỏm

Giáo dục: Học phí tăng, sinh viên lao đao
Giáo dục: ‘Giáo dục Việt Nam đang đào tạo ngược’
Giáo dục: 6 yêu cầu của giáo trình sử dụng chung trình độ TCCN
Giáo dục: Sách đạo đức gây xôn xao, hiệu trưởng trần tình
Giáo dục: Tăng cường kiểm tra vấn đề lạm thu
Giáo dục: Sách đạo đức gây xôn xao, hiệu trưởng trần tình
Giáo dục: 6 yêu cầu của giáo trình sử dụng chung trình độ TCCN
Từ tiến sĩ khống đến tiến sĩ dỏm
Giảng viên chạy sô: Từ tiến sĩ khống đến tiến sĩ dỏm
Xuất bản: 10:57, Thứ Năm, 29/09/2011, [GMT+7]
Đăng lên Facebook cho bà con cùng xem Đưa bài viết lên linkhay Đưa bài viết lên Google Bookmarks Đăng lên Twitter cho bà con cùng xem Chia sẻ In bài viết này
.

Tìm giảng viên (GV) có học vị cao theo yêu cầu là điều không đơn giản đối với nhiều trường ĐH-CĐ. Trong khi đó, không ít GV tìm mọi cách hợp thức hóa bằng cấp mà không quan tâm đến giá trị của văn bằng như thế nào.

Danh sách thạc sĩ, tiến sĩ khống

Phó hiệu trưởng một trường CĐ đang có chủ trương nâng cấp lên ĐH tại TP.HCM thừa nhận: “Vì áp lực phải có đủ số lượng tiến sĩ, thạc sĩ nhất định, nên có một số trường vẫn lập danh sách khống do trong quá trình nâng cấp chưa chuẩn bị kịp. Thậm chí không hiếm trường hợp không hề có tên tiến sĩ, thạc sĩ đó trong thực tế”.

Nếu chỉ nhìn vào danh sách lực lượng GV thì rất dễ bị đánh lừa. Trên thực tế, nhiều GV có học vị tiến sĩ dạy ở trường công lập này nhưng cho trường ngoài công lập khác mượn tên. Với phần lớn các trường ngoài công lập, lực lượng GV chủ chốt hầu hết đều thuê từ trường công.

Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Sài Gòn chính thức công khai thừa nhận điều này khi quảng bá: “Đội ngũ GV có trình độ chuyên môn, đặc biệt có sự tham gia của các GV là giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ đã, đang giảng dạy và làm công tác quản lý ở các trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Kinh tế TP.HCM...”.

Khoa kinh tế - quản trị kinh doanh của trường có khoảng 4 ngàn SV, nhưng trong danh sách công khai trên website chỉ có 10 GV cơ hữu, trong đó có người cùng một lúc biên chế ở nhiều trường khác nhau.
Giảng viên chạy sô: Từ tiến sĩ khống đến tiến sĩ dỏm
tiensi_rom.jpg

Đỏ mắt tìm tiến sĩ

Theo quy định mới, các trường muốn mở ngành phải có ít nhất một GV là tiến sĩ, 3 GV thạc sĩ có trình độ đúng ngành đăng ký. Thạc sĩ Trần Ái Cầm - Phó hiệu trưởng trường ĐH Nguyễn Tất Thành cho biết: “Năm ngoái, trường tuyển bình quân mỗi khoa 10 GV cơ hữu nhưng có những ngành như tài chính ngân hàng rất khó tuyển GV có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đúng với chuyên ngành”.

Thạc sĩ Trần Mạnh Thành - Phó hiệu trưởng trường CĐ Bách Việt, chia sẻ: “Trường CĐ, ĐH nào cũng muốn thu hút những người có trình độ cao về làm việc, trong khi tiến sĩ thì có hạn”. Được biết, trường cũng đang tìm kiếm tiến sĩ có chuyên ngành về dược và điều dưỡng để xin mở ngành nhưng chưa có.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Tuấn - Hiệu trưởng trường ĐH Tài nguyên - Môi trường TP.HCM, lo lắng: “Khí tượng là ngành tuyển GV khó nhất, gần như không có ai đạt trình độ tiến sĩ của ngành này. Kể đến là trắc địa, hiện nay trường cũng chưa có ai là tiến sĩ ngành này”. Chưa kể những ngành không phải là thế mạnh của trường, đơn cử như ở khoa công nghệ thông tin, trên website trường đăng công khai 10 GV nhưng tất cả đều đang là nghiên cứu sinh hoặc cao học.

Bằng thật học giả

Để đáp ứng nhu cầu thực tế, nhiều GV đã phải tìm mọi cách để có được tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Nhiều bằng cấp trong số đó chỉ để hợp thức hóa chứ không có giá trị thật.

Phó hiệu trưởng một trường ĐH tại TP.HCM thông tin chương trình đào tạo tiến sĩ ở một vài cơ sở của Nga hiện nay rất đáng báo động. Nhiều GV ở Việt Nam đã theo các chương trình này để có được tấm bằng tiến sĩ. Người tham gia chương trình này không cần biết tiếng Nga, tiếng Anh hay một ngoại ngữ nào khác. Họ chỉ sang Nga nửa tháng để nhận đề tài, toàn bộ thời gian nghiên cứu làm tại Việt Nam. Trong thời gian 3 năm đó, người hướng dẫn phía Nga sang Việt Nam mỗi năm một lần nhưng mọi giao tiếp đều thông qua phiên dịch. Cuối cùng các nghiên cứu sinh này chỉ cần sang Nga 15 ngày để bảo vệ luận văn.

Ở Nga cũng có một số website nổi tiếng mua bán bằng. Website doconline.ru rao bán đủ loại bằng cấp từ cử nhân đến tiến sĩ. Trong phần rao bán bằng tiến sĩ, website thông tin bán bằng từ bất kỳ thành phố nào của Nga với giá 33 ngàn rúp (khoảng 10 ngàn USD).

Trên dip-msk.ru, bằng tiến sĩ được rao bán 40 ngàn rúp (khoảng 12 ngàn USD) với nội dung: “Nếu bạn đã đạt được mục tiêu (chức vụ) nhưng chưa có bằng tiến sĩ, hãy đến với chúng tôi. Dựa trên kinh nghiệm cá nhân, chúng tôi cho rằng mua bằng rẻ thực tế hơn nhiều so với việc bản thân tự nỗ lực...”. (Bản dịch).

Theo PGS-TS Dương Anh Đức - Phó hiệu trưởng trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), nhiều bằng tiến sĩ, thạc sĩ tại Mỹ cũng hết sức đáng ngại. Các trường “dỏm” tại Mỹ gửi thư mời GV VN mua bằng rất nhiều.

Ông Đức cho biết có trường, học viên qua Mỹ vài tháng, sau đó về nước chờ bằng tiến sĩ gửi qua; đa số chỉ cần đăng ký là sẽ có bằng. Trường “đàng hoàng” hơn thì chờ khoảng 4 năm mới gửi bằng qua, cho phù hợp thời hạn 3 - 5 năm nghiên cứu để hoàn tất bằng tiến sĩ như bình thường, nhưng cũng có trường chỉ vài tháng đã cấp ngay bằng tiến sĩ.

Theo Thanh Niên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét