Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

Thư ngỏ của một công dân yêu nước

Thư ngỏ của một công dân yêu nước
Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok
2011-09-06

Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, cựu phó tổng thư ký Ủy Ban Trung Ương Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Việt Nam, trưa ngày hôm nay gởi một thư ngỏ lên cấp lãnh đạo

Source anhbasam

Luật gia Lê Hiếu Đằng phát biểu nhân kỷ niệm 64 năm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam ngày 27.07.2011.

Bức thư của luật gia Lê Hiếu Đằng yêu cầu giải thích việc cấm biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc và nội dung phát biểu mới đây của bộ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh trong vòng đối thoại thường niên Việt Nam Trung Quốc có phải là chủ trương của nhà nước hay không.
Tướng Vịnh cam kết với Trung Quốc sẽ cấm biểu tình
Thanh Trúc phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng về nội dung thơ ngỏ này:
Ông Lê Hiếu Đằng: Tôi mới gởi đi hồi trưa nay. Thật ra thảo thì cũng không lâu lắm, và tôi có đem bàn bạc với một số anh chị em trong phong trào sinh viên cũ, tôi viết bức thơ ngỏ với tư cách công dân bình thường, nhưng đồng thời cũng là một người từng có quá trình đấu tranh chống xâm lược và bảo vệ đất nước này.
Thật ra từ lúc tôi nghe ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ra lệnh cấm biểu tình, sau đó là hàng loạt những việc làm có tính chất đối phó và có tính chất bôi xấu một số nhà trí thức rất là đáng trân trọng của mình, thì tôi rất là bức xúc.

Chúng tôi đấu tranh để dành độc lập tự do cho tổ quốc, bảo vệ cái danh dự cái lòng tự tôn của dân tộc. Nhưng bây giờ một vị tướng lãnh mà lại đi tự cam kết với Trung Quốc rằng sẽ cấm biểu tình, hứa rằng không để tái diễn việc đó nữa thì tôi cho là không được.
luật gia Lê Hiếu Đằng

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam. AFP
Tôi cũng đã ký tên vào danh sách những người phản đối lệnh cấm biểu tình đó. Trong tuyên cáo ngày 25 tháng Sáu năm 2011, chủ xướng ở thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có nhiều anh em sinh viên học sinh trước đây từng tham gia ghi tên mà có điều khoản thứ tư nói rằng nhà nước không có lý do gì mà ngăn chận những cuộc biểu tình yêu nước trong ôn hòa trật tự. Nhưng mà văn bản của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội bất hợp pháp ở chỗ là không ai ký tên, đi ngược lại tinh thần của bản tuyên cáo của chúng tôi.
Rồi cộng thêm vào đó là qua thông tin thì tướng Vịnh đi Trung Quốc, theo cuộc đối thoại hàng năm về quốc phòng.
Trong buổi làm việc này thì ông Vịnh lại phát biểu những ý kiến tôi cho là vượt thẩm quyền. Nội dung gây phẫn nộ nhất đối với nhiều tầng lợp nhân dân trong đó có những anh em sinh viên học sinh đã từng đấu tranh. Chúng tôi đấu tranh để dành độc lập tự do cho tổ quốc, bảo vệ cái danh dự cái lòng tự tôn của dân tộc. Nhưng bây giờ một vị tướng lãnh mà lại đi tự cam kết với Trung Quốc rằng sẽ cấm biểu tình, hứa rằng không để tái diễn việc đó nữa thì tôi cho là không được.
Cái đó là tướng Vịnh hoàn toàn không có quyền phát biểu như vậy. Chúng tôi đặt vấn đề trách nhiệm của các vị lãnh đạo cao cấp đảng và nhà nước là phải chăng đã có ai chỉ đạo vấn đề này, các vị có đồng ý với những ý kiến đó hay không thì phải trả lời minh bạch trước nhân dân Việt Nam. Bởi vì đây là công việc hoàn toàn nội bộ của một nước độc lập và tự chủ, do đó khi anh nói với Trung Quốc như vậy chứng tỏ anh không còn độc lập nữa.

Việc đàn áp, việc cấm đoán biểu tình, rồi bôi nhọ một số nhân sĩ trí thức, cũng như ý kiến của tướng Vịnh phải chăng đã có sự thống nhất từ các nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam?
luật gia Lê Hiếu Đằng

Đây là việc nội bộ của nhân dân Việt Nam và nhà nước Việt Nam, chúng tôi đặt vấn đề các đảng viên cao cấp của nhà nước hiện nay là phải làm rõ việc này trước công luận.
Việc đàn áp, việc cấm đoán biểu tình, rồi bôi nhọ một số nhân sĩ trí thức, cũng như ý kiến của tướng Vịnh phải chăng đã có sự thống nhất từ các nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam?
Còn nếu ngược lại, nếu không phải chủ trương chính thức của đảng và nhà nước thì phải nghiêm trị, đảng và nhà nước phải trả lời trước công luận vấn đề này.
Cách hành xử thiếu văn hóa của các cơ quan cửa quyền
Thanh Trúc: Thưa ông Lê Hiếu Đằng, khi viết một bức thư ngỏ như vậy ông có hy vọng ông sẽ được trả
Ngư dân Việt Nam không được bảo vệ thường xuyên bị Trung Quốc bắt -2009-2010
Ngư dân Việt Nam không được bảo vệ thường xuyên bị Trung Quốc bắt -2009-2010. Source báo TQ
lời được giải thích, bởi vì sự trả lời đối với ông cũng là sự trả lời đối với những người cảm thấy cần hiểu được quan điểm của nhà nước?

tôi cũng không mong có sự trả lời sòng phẳng và công khai về vấn đề này. Bởi vì kinh nghiệm của người dân trong một đất nước mà ngay cả bản thân đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có thư gởi cho các vị lãnh đạo trong vấn đề bô xít Tây Nguyên, vấn đề phá bỏ hội trường Ba Đình, mà vẫn không được trả lời.
luật gia Lê Hiếu Đằng

Ông Lê Hiếu Đằng: Thật lòng mà nói tôi cũng không mong có sự trả lời sòng phẳng và công khai về vấn đề này. Bởi vì kinh nghiệm của người dân trong một đất nước mà ngay cả bản thân đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có thư gởi cho các vị lãnh đạo trong vấn đề bô xít Tây Nguyên, vấn đề phá bỏ hội trường Ba Đình, mà vẫn không được trả lời. Như vậy đối với tôi, một người tuy có quá trình đầu tranh nhưng so với đại tướng Giáp là một trời một vực, thì tôi cũng không hy vọng gì.
Nhưng ở đây ý tôi muốn nói, chẳng những nói với các vị lãnh đạo Việt Nam, mà muốn nói với nhân dân Việt Nam rằng trong xã hội chúng ta phải có những người dám nói lên những ý kiến để phê phán những sai trái những việc làm không đúng của cán bộ của những người lãnh đạo Việt Nam. Như vậy mới là một xã hội thật sự dân chủ.Nếu đứng trước những sai trái những việc làm không đúng mà ai cũng im lặng hết thì tình hình sẽ như thế nào, đất nước này sẽ đi về đâu.

vừa rồi có cái tuyên cáo cái kiến nghị của các nhân sĩ trí thức nhưng mà cũng không được trả lời. Thật ra vần đề trả lời công dân là một thái độ xử lý văn hóa tức một sự hành xử văn hóa. Không trả lời là không văn hóa.
luật gia Lê Hiếu Đằng

Cũng như vừa rồi có cái tuyên cáo cái kiến nghị của các nhân sĩ trí thức nhưng mà cũng không được trả lời. Thật ra vần đề trả lời công dân là một thái độ xử lý văn hóa tức một sự hành xử văn hóa. Không trả lời là không văn hóa. Ngay một người bình thường viết thư cho anh thì lịch sự anh cũng phải trả lời, huống hồ là đại diện của các tầng lớp nhân dân của nhân sĩ trí thức ký vào kiến nghị vào tuyên cáo mà hoàn toàn không được trả lời. Chúng tôi muốn đưa ra công luận để bàn dân thiên hạ xem thử như thế nào, ai đúng ai sai.
Tôi cho rằng công khai minh bạch rất quan trọng để cái sai trái, cái ác cái xấu phải được phơi bày. Như vậy mới tạo một xã hội lành mạnh, phải làm cho người dân tin rằng chúng ta đang xây dựng một xã hội tốt đẹp cùng với giòng chảy hiện nay trên thế giới, tức là giòng chảy tự do, dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội.
Xin cảm ơn ông Lê Hiếu Đàng và lời chia sẻ về bức thu ngỏ ông vừa gởi lên các nhà lãnh đạo cao nhất nước

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét