09/09/2011 | 05:46
Thứ trưởng Bộ Y tế và món nợ 1 tỷ đồng:Thứ trưởng thiếu trách nhiệm
(Dân Việt) - Ngày 6.9, đại diện Bộ Y tế khẳng định: Pseudoephedrine không phải là chất gây nghiện, việc thông tin như vậy dễ gây hiểu lầm, thậm chí gây hoang mang dư luận.
* >> Ông Thứ trưởng Y tế nợ 1 tỷ đồng: Không muốn vẫn phải cho vay
Hành vi trả đũa?
Trước đó, ngày 20.8, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có Văn bản số 11300/QLD-KD gửi các cơ quan báo chí nêu rõ nội dung của bài báo đề cập về "nguy cơ chiết xuất ma túy từ thuốc tân dược" là không có cơ sở và không đúng sự thật.
Văn bản này nêu rõ thuốc thành phẩm có chứa tiền chất Pseudoephedrine (PSE) có hàm lượng 120mg/viên đều được phép bán tự do trên thị trường mà không cần phải kê đơn. Trong khi tất cả các loại thuốc cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang của các doanh nghiệp trong nước sản xuất đều có hàm lượng PSE chỉ từ 30 - 60mg/viên, nhỏ hơn rất nhiều so với quy định. Như vậy, có cần thiết đặt ra vấn đề tiền chất PSE dùng làm một trong những nguyên liệu tổng hợp ma túy metamphetamine như bài báo nêu không?
Sau các bài báo không chính xác, thuốc trị cảm cúm, viêm mũi có chứa thành phần Pseudoethedrine của BV Pharma tồn kho rất nhiều, khiến doanh nghiệp này thiệt hại nặng nề.
Thế nhưng sau bài báo ngày 30.8.2011 "Đường đi khó hiểu của chất gây nghiện Pseudoephedrine", ông Cao Minh Quang - Thứ trưởng Bộ Y tế, đã có văn bản yêu cầu tạm dừng cấp giấy phép nhập khẩu nguyên liệu PSE (sử dụng sản xuất thuốc điều trị cảm cúm) cho đến khi có chỉ đạo mới.
Ngay sau đó, thị trường thuốc điều trị cảm cúm bắt đầu "nóng" lên. Hàng loạt mặt hàng thuốc điều trị cảm cúm đồng loạt tăng giá, có loại tăng đến 8 lần. Dư luận trong ngành sản xuất thuốc tân dược đang đặt vấn đề: Ai là người hưởng lợi trong phi vụ "đẩy" thuốc trị cảm cúm tăng giá?
Ngày 13.7.2011, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã tiến hành thanh tra việc sản xuất, kinh doanh thuốc có chứa hoạt chất PSE tại Công ty cổ phần BV Pharma.
Trong biên bản thanh tra ghi rõ: "Công ty đã thực hiện đúng các quy định về lập dự trù, sản xuất, mua bán, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển theo quy định tại Thông tư số 11/2011/TT-BYT ngày 29.4.2010 của Bộ Y tế hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc".
Thế nhưng, chỉ một tháng sau, một đoàn thanh tra khác của Sở Y tế TP.HCM tìm đến doanh nghiệp này thanh tra lại, nhưng lại không có quyết định thanh tra mà chỉ có... thẻ thanh tra viên.
Lãnh đạo Công ty BV Pharma cho biết: "Có một cuộc gọi can thiệp cho đoàn thanh tra vào vì theo chỉ đạo bằng miệng của một quan chức của Bộ Y tế". Sau một hồi lục tung doanh nghiệp này, các thanh tra viên đã có biên bản kết luận... công ty làm đúng quy định.
Sau 2 cuộc thanh tra, ông Nguyễn Quốc Cường - Phó Tổng Giám đốc BV Pharma bức xúc đặt câu hỏi: Phải chăng người đứng đằng sau những vụ việc xảy ra là Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang, hòng trả đũa BV Pharma vì đã dám "đòi nợ rát quá" khi vào ngày 24.1.2007, vị quan chức này đã vay 1 tỷ đồng như bài báo trước đã nêu?
Vô trách nhiệm
Quay trở lại vấn đề tiền chất PSE mà một số báo nêu trong thời gian vừa qua, ngày 6.9, tại Hà Nội, ông Trần Đức Long - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) đã phát Văn bản số 5466/BYT-PC. Theo văn bản này: "PSE không phải là chất gây nghiện, việc thông tin như vậy dễ gây hiểu lầm, thậm chí gây hoang mang cho dư luận...".
Theo Bộ Y tế, tiền chất PSE không phải là chất gây nghiện - ma tuý và càng không nên quy đổi lượng tiền chất PSE dùng để sản xuất thuốc cảm cúm ra lượng ma túy, thông tin như vậy sẽ làm người dân không dám sử dụng thuốc cảm cúm để chữa bệnh.
Các nhà sản xuất, kinh doanh không muốn kinh doanh các sản phẩm cảm cúm có chứa tiền chất PSE và sẽ dẫn đến không đủ thuốc chữa bệnh cho nhân dân, đồng thời triệt tiêu sản xuất thuốc trong nước và có thể gây ra nguy cơ buôn lậu qua biên giới, khiến công tác quản lý gặp khó khăn hơn. Mặt khác, thông tin như vừa qua cũng dễ làm cho các tổ chức quốc tế hiểu không đúng về công tác quản lý tiền chất của cả hệ thống cơ quan quản lý của Việt Nam.
Văn bản này cũng khẳng định: "Việc quản lý tiền chất dùng làm thuốc của Bộ Y tế trong thời gian qua rất chặt chẽ, chưa để xảy ra thất thoát hay bị lạm dụng. Văn phòng Thường trực phòng chống tội phạm và ma túy đã đánh giá Bộ Y tế là đơn vị quản lý chặt chẽ nhất trong các bộ, ngành có liên quan".
Sau 2 cuộc thanh tra, ông Nguyễn Quốc Cường - Phó Tổng Giám đốc BV Pharma bức xúc đặt câu hỏi: Phải chăng người đứng đằng sau những vụ việc xảy ra là Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang, hòng trả đũa BV Pharma vì đã dám "đòi nợ rát quá" khi ngày 24.1.2007, vị quan chức này đã vay 1 tỷ đồng như bài báo trước đã nêu?
Thế nhưng trước đó, ông Cao Minh Quang - Thứ trưởng Bộ Y tế, trong trả lời phỏng vấn báo chí ngày 31.8.2011 lại nói một cách lấp lửng rằng: "Trong thông báo ngày 19.8, Bộ có yêu cầu Cục Quản lý dược phân tích việc duyệt dự trù PSE tăng đột biến vào cuối năm 2010 và 8 tháng đầu năm 2011 của một số doanh nghiệp, đồng thời tổng hợp và trình các công văn diễn giải của các công ty này trước khi Cục xem xét cấp phép nhập khẩu và duyệt dự trù mua PSE…
Liên quan đến vấn đề tăng đột biến các thuốc có PSE, theo báo cáo của cơ quan công an, thị trường VN đã xuất hiện những nhóm tội phạm thu gom các thuốc có chứa PSE để tổng hợp ra ma túy "đá"… Với thuốc có PSE dạng chai lớn là việc hoàn toàn không nên vì nếu như không quản lý chặt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bọn tội phạm lợi dụng thu gom để tổng hợp ra ma túy "đá"".
Theo phân công của ngành y tế thì chính Thứ trưởng Cao Minh Quang kiêm Chủ tịch Hội đồng xét duyệt thuốc của Bộ Y tế là người có trách nhiệm cao nhất quyết định cấp số đăng ký thuốc và quy cách đóng gói thuốc. Việc các loại thuốc thành phẩm có chứa PSE được cấp số đăng ký lưu hành cũng như việc đóng gói dạng chai lớn do chính Thứ trưởng Cao Minh Quang phụ trách. Vậy vì sao Thứ trưởng Cao Minh Quang lại nói một cách vô trách nhiệm như thế?
-------------
Bài 3: Thứ trưởng thích... gây rối?
Minh Anh - Đức Phúc
Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét